Bài đã đăng trên Tia Sáng với tựa: "Bước đầu tiên". Link: http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=113&News=8855&CategoryID=6
-------------
Thí sinh kiểm tra đáp án sau buổi thi tốt nghiệp
THPT năm 2015
-------------
09:26-16/07/2015
Bước đầu tiên
Bước đầu tiên
Vũ Thị Phương Anh |
Thí sinh kiểm tra đáp án sau buổi thi tốt nghiệp
THPT năm 2015
Như
vậy là kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia mang tính cách mạng với nhiều lo
lắng, chờ mong, bàn ra tán vào cũng đã hoàn tất và giờ là lúc cần điểm
lại những cái được và chưa được của kỳ thi để có thể rút kinh nghiệm cho
tương lai.
Điểm cộng: Giảm áp lực và chi phí, tăng quyền lựa chọn của thí sinh
Trước hết, việc giảm bớt một kỳ thi, dù không hẳn đã giải quyết ngay những hệ lụy của nền giáo dục “ứng thí” mà báo chí đã nhắc tới trong nhiều năm qua, nhưng đã có tác dụng làm giảm một phần không nhỏ áp lực thi cử vốn rất nặng nề với những học sinh ở giai đoạn cuối cùng của giáo dục phổ thông.
Để thấy rõ sự tiết kiệm về thời gian và công sức của kỳ thi năm 2015, có thể xem xét những số liệu của kỳ thi năm 2014. Kỳ thi năm 2015 có khoảng một triệu thí sinh dự thi với cả hai mục đích xét tốt nghiệp và xét vào đại học, trong đó có khoảng gần 300.000 thí sinh đăng ký thi ở địa phương và 700.000 thí sinh đăng ký thi ở các cụm thi liên tỉnh do các trường đại học tổ chức. Năm 2014, có 900.000 thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT, và 1,3 triệu thí sinh tham gia kỳ thi tuyển sinh đại học (cả ba đợt). Như vậy, nếu so riêng mục đích tuyển sinh đại học thì số lượt thí sinh dự thi năm 2015 đã giảm gần một nửa so với kỳ thi năm 2014. Nếu tính cả mục đích xét tốt nghiệp THPT thì còn giảm thêm được hơn 600.000 lượt thí sinh nữa. Nói cách khác, trong khi năm 2015, ngành giáo dục chỉ phải tổ chức thi cho tổng cộng hơn một triệu thí sinh, thì năm 2014, chỉ phải tổ chức kỳ thi cho hơn hai triệu lượt thí sinh, và cùng với số lượng thí sinh đó là những sự căng thẳng của việc ra đề thi, chấm thi, thông báo kết quả dồn dập cho hai kỳ thi liên tiếp trong thời gian kéo dài cả tháng. Một sự lãng phí vô cùng lớn.
Cách tổ chức kỳ thi quốc gia năm nay dù vẫn có những ý kiến trái ngược sẽ được bàn ở phần sau, nhưng đã có mặt tiến bộ quan trọng là lần đầu tiên trong lịch sử thi cử tại Việt Nam, thí sinh có quyền lựa chọn môn thi trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông/tuyển sinh đại học. Không còn sự ràng buộc phải thi từng nhóm môn học theo khối thi của từng trường như trước, giờ đây học sinh được phép chọn nhiều môn thi để tổ hợp thành các khối thi theo yêu cầu xét tuyển của từng trường. Cũng không còn cảnh cứ gần đến mùa thi là cả thầy lẫn trò đều hồi hộp chờ đợi một lời “phán quyết” từ Bộ Giáo dục và Đào tạo để biết xem kỳ thi ấy sẽ bao gồm những môn nào. Rồi sau khi các môn thi tốt nghiệp được công bố thì những môn học không may (hoặc may mắn - tùy theo quan điểm của từng người) nằm trong danh sách các môn không thi sẽ bị cả thầy lẫn trò hồ hởi vứt bỏ, để còn dồn sức vào học những môn trong danh sách phải thi. Một điều vô lý vừa buồn cười, vừa chua chát.
Việc để cho thí sinh tự chọn môn thi mới xem qua tưởng chừng là việc làm nhỏ nhưng thực ra rất có ý nghĩa đối với các em học sinh lớp 12. Bởi, để có những lựa chọn đúng, các em phải cân nhắc, xem xét đánh giá những mặt mạnh mặt yếu của chính mình, từ đó quyết định đăng ký tổng cộng bao nhiêu môn, môn nào dùng để xét vào đại học, môn nào chỉ để xét tốt nghiệp - quyết định này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai của chính các em. Mặt khác, việc kết hợp điểm trung bình của cả năm lớp 12 với điểm thi để xét tốt nghiệp cũng có tác dụng làm cho học sinh tôn trọng tất cả các môn học, vì điểm học của tất cả các môn sẽ được phản ánh trong kết quả cuối cùng của các em.
Điểm trừ: Giá trị của kỳ thi chưa được nâng cao
Một trong những điều bị phê phán nhiều nhất của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2015 là sự tồn tại hai loại hội đồng thi, một do các Sở Giáo dục và Đào tạo địa phương quản lý và một do các trường đại học quản lý. Cả hai hội đồng này sử dụng cùng một đề thi do Bộ Giáo dục và Đào tạo cung cấp, cùng chấm theo một thang điểm, và cùng theo một bộ quy chế về thi cử như nhau, nhưng kết quả thi lại có giá trị khác nhau.
Theo quy định hiện nay, chỉ có điểm thi từ các hội đồng do các trường đại học tổ chức mới có giá trị xét tuyển đại học, còn điểm thi từ các hội đồng địa phương tổ chức chỉ có giá trị xét tốt nghiệp THPT. Điều này đồng nghĩa với hàm ý cho rằng các hội đồng thi do địa phương tổ chức không thực sự nghiêm túc và vì thế không đáng tin cậy, một giả định vừa không có căn cứ vừa phản sư phạm. Không ai có quyền giả định rằng mọi địa phương đều không nghiêm túc trong thi cử nếu không đưa ra được chứng cứ rõ ràng. Nhưng nếu quả thực có những địa phương không nghiêm túc thì điều cần làm là có những biện pháp để các địa phương ấy trở nên nghiêm túc hơn, chứ không phải là đương nhiên chấp nhận sự không nghiêm túc đó, để rồi căn bệnh thành tích, giả dối trong giáo dục Việt Nam và trên nhiều lĩnh vực khác trong xã hội Việt Nam không bao giờ được chữa khỏi.
Một điểm không hay khác mà báo chí thường nhắc đến, và cũng là mặt trái của việc cho phép thí sinh tự chọn môn thi, đó là việc có rất ít thí sinh chọn thi các môn học thuộc nhóm ngành xã hội- nhân văn, đặc biệt là môn Sử. Báo chí đã nhắc đến việc trong kỳ thi vừa qua, có một hội đồng với hơn 60 người chỉ phục vụ cho một thí sinh. Tuy nhiên, cũng tương tự vấn đề đã nêu ở trên, việc học sinh không thích học Sử và vì thế không thi môn Sử không thể được giải quyết bằng những biện pháp hành chính như biến môn Sử thành môn thi bắt buộc, mà phải bằng cách đổi mới phương pháp dạy Sử sao cho nó trở thành một môn học hấp dẫn và có ích cho sự phát triển trí tuệ của học sinh - như môn học này vốn phải như vậy.
Có lẽ, điều mà mọi người mong muốn nhất về kỳ thi này sự nâng cao giá trị của kỳ thi, để nó thực sự có tác động tích cực đến cách học và cách dạy trước đó. Nói cách khác, nếu thi cử là khâu then chốt trong công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam thì chúng ta vẫn chưa thể tự bằng lòng với chất lượng của kỳ thi này, và nhiều điều mà Bộ Giáo dục và Đào tạo muốn làm vẫn chưa thể làm được, chẳng hạn như việc tích hợp nhiều môn thi vào một bài thi tổng hợp, và tăng thêm tính mở và tính sáng tạo cho bài thi. Nhìn chung, chất lượng đề thi vẫn chưa có thay đổi nào đáng kể, và vẫn còn cần nhiều nỗ lực để cải thiện hơn nữa.
Tuy có những hạn chế, nhưng có thể nói kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2015 vẫn là một bước quan trọng trong việc đổi mới thi cử ở Việt Nam, và đã được tổ chức thực sự an toàn và nghiêm túc - thậm chí quá nghiêm túc so với các năm trước, nếu xét theo số lượng thí sinh bị kỷ luật tăng vọt trong kỳ thi năm nay. Tất nhiên, mọi việc chỉ mới bắt đầu, và chưa thể nói là có nhiều thành tựu. Nhưng, như một ngạn ngữ cổ đã nói, “con đường ngàn dặm luôn bắt đầu từ bước đầu tiên.”
Trước hết, việc giảm bớt một kỳ thi, dù không hẳn đã giải quyết ngay những hệ lụy của nền giáo dục “ứng thí” mà báo chí đã nhắc tới trong nhiều năm qua, nhưng đã có tác dụng làm giảm một phần không nhỏ áp lực thi cử vốn rất nặng nề với những học sinh ở giai đoạn cuối cùng của giáo dục phổ thông.
Để thấy rõ sự tiết kiệm về thời gian và công sức của kỳ thi năm 2015, có thể xem xét những số liệu của kỳ thi năm 2014. Kỳ thi năm 2015 có khoảng một triệu thí sinh dự thi với cả hai mục đích xét tốt nghiệp và xét vào đại học, trong đó có khoảng gần 300.000 thí sinh đăng ký thi ở địa phương và 700.000 thí sinh đăng ký thi ở các cụm thi liên tỉnh do các trường đại học tổ chức. Năm 2014, có 900.000 thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT, và 1,3 triệu thí sinh tham gia kỳ thi tuyển sinh đại học (cả ba đợt). Như vậy, nếu so riêng mục đích tuyển sinh đại học thì số lượt thí sinh dự thi năm 2015 đã giảm gần một nửa so với kỳ thi năm 2014. Nếu tính cả mục đích xét tốt nghiệp THPT thì còn giảm thêm được hơn 600.000 lượt thí sinh nữa. Nói cách khác, trong khi năm 2015, ngành giáo dục chỉ phải tổ chức thi cho tổng cộng hơn một triệu thí sinh, thì năm 2014, chỉ phải tổ chức kỳ thi cho hơn hai triệu lượt thí sinh, và cùng với số lượng thí sinh đó là những sự căng thẳng của việc ra đề thi, chấm thi, thông báo kết quả dồn dập cho hai kỳ thi liên tiếp trong thời gian kéo dài cả tháng. Một sự lãng phí vô cùng lớn.
Cách tổ chức kỳ thi quốc gia năm nay dù vẫn có những ý kiến trái ngược sẽ được bàn ở phần sau, nhưng đã có mặt tiến bộ quan trọng là lần đầu tiên trong lịch sử thi cử tại Việt Nam, thí sinh có quyền lựa chọn môn thi trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông/tuyển sinh đại học. Không còn sự ràng buộc phải thi từng nhóm môn học theo khối thi của từng trường như trước, giờ đây học sinh được phép chọn nhiều môn thi để tổ hợp thành các khối thi theo yêu cầu xét tuyển của từng trường. Cũng không còn cảnh cứ gần đến mùa thi là cả thầy lẫn trò đều hồi hộp chờ đợi một lời “phán quyết” từ Bộ Giáo dục và Đào tạo để biết xem kỳ thi ấy sẽ bao gồm những môn nào. Rồi sau khi các môn thi tốt nghiệp được công bố thì những môn học không may (hoặc may mắn - tùy theo quan điểm của từng người) nằm trong danh sách các môn không thi sẽ bị cả thầy lẫn trò hồ hởi vứt bỏ, để còn dồn sức vào học những môn trong danh sách phải thi. Một điều vô lý vừa buồn cười, vừa chua chát.
Việc để cho thí sinh tự chọn môn thi mới xem qua tưởng chừng là việc làm nhỏ nhưng thực ra rất có ý nghĩa đối với các em học sinh lớp 12. Bởi, để có những lựa chọn đúng, các em phải cân nhắc, xem xét đánh giá những mặt mạnh mặt yếu của chính mình, từ đó quyết định đăng ký tổng cộng bao nhiêu môn, môn nào dùng để xét vào đại học, môn nào chỉ để xét tốt nghiệp - quyết định này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai của chính các em. Mặt khác, việc kết hợp điểm trung bình của cả năm lớp 12 với điểm thi để xét tốt nghiệp cũng có tác dụng làm cho học sinh tôn trọng tất cả các môn học, vì điểm học của tất cả các môn sẽ được phản ánh trong kết quả cuối cùng của các em.
Điểm trừ: Giá trị của kỳ thi chưa được nâng cao
Một trong những điều bị phê phán nhiều nhất của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2015 là sự tồn tại hai loại hội đồng thi, một do các Sở Giáo dục và Đào tạo địa phương quản lý và một do các trường đại học quản lý. Cả hai hội đồng này sử dụng cùng một đề thi do Bộ Giáo dục và Đào tạo cung cấp, cùng chấm theo một thang điểm, và cùng theo một bộ quy chế về thi cử như nhau, nhưng kết quả thi lại có giá trị khác nhau.
Theo quy định hiện nay, chỉ có điểm thi từ các hội đồng do các trường đại học tổ chức mới có giá trị xét tuyển đại học, còn điểm thi từ các hội đồng địa phương tổ chức chỉ có giá trị xét tốt nghiệp THPT. Điều này đồng nghĩa với hàm ý cho rằng các hội đồng thi do địa phương tổ chức không thực sự nghiêm túc và vì thế không đáng tin cậy, một giả định vừa không có căn cứ vừa phản sư phạm. Không ai có quyền giả định rằng mọi địa phương đều không nghiêm túc trong thi cử nếu không đưa ra được chứng cứ rõ ràng. Nhưng nếu quả thực có những địa phương không nghiêm túc thì điều cần làm là có những biện pháp để các địa phương ấy trở nên nghiêm túc hơn, chứ không phải là đương nhiên chấp nhận sự không nghiêm túc đó, để rồi căn bệnh thành tích, giả dối trong giáo dục Việt Nam và trên nhiều lĩnh vực khác trong xã hội Việt Nam không bao giờ được chữa khỏi.
Một điểm không hay khác mà báo chí thường nhắc đến, và cũng là mặt trái của việc cho phép thí sinh tự chọn môn thi, đó là việc có rất ít thí sinh chọn thi các môn học thuộc nhóm ngành xã hội- nhân văn, đặc biệt là môn Sử. Báo chí đã nhắc đến việc trong kỳ thi vừa qua, có một hội đồng với hơn 60 người chỉ phục vụ cho một thí sinh. Tuy nhiên, cũng tương tự vấn đề đã nêu ở trên, việc học sinh không thích học Sử và vì thế không thi môn Sử không thể được giải quyết bằng những biện pháp hành chính như biến môn Sử thành môn thi bắt buộc, mà phải bằng cách đổi mới phương pháp dạy Sử sao cho nó trở thành một môn học hấp dẫn và có ích cho sự phát triển trí tuệ của học sinh - như môn học này vốn phải như vậy.
Có lẽ, điều mà mọi người mong muốn nhất về kỳ thi này sự nâng cao giá trị của kỳ thi, để nó thực sự có tác động tích cực đến cách học và cách dạy trước đó. Nói cách khác, nếu thi cử là khâu then chốt trong công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam thì chúng ta vẫn chưa thể tự bằng lòng với chất lượng của kỳ thi này, và nhiều điều mà Bộ Giáo dục và Đào tạo muốn làm vẫn chưa thể làm được, chẳng hạn như việc tích hợp nhiều môn thi vào một bài thi tổng hợp, và tăng thêm tính mở và tính sáng tạo cho bài thi. Nhìn chung, chất lượng đề thi vẫn chưa có thay đổi nào đáng kể, và vẫn còn cần nhiều nỗ lực để cải thiện hơn nữa.
Tuy có những hạn chế, nhưng có thể nói kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2015 vẫn là một bước quan trọng trong việc đổi mới thi cử ở Việt Nam, và đã được tổ chức thực sự an toàn và nghiêm túc - thậm chí quá nghiêm túc so với các năm trước, nếu xét theo số lượng thí sinh bị kỷ luật tăng vọt trong kỳ thi năm nay. Tất nhiên, mọi việc chỉ mới bắt đầu, và chưa thể nói là có nhiều thành tựu. Nhưng, như một ngạn ngữ cổ đã nói, “con đường ngàn dặm luôn bắt đầu từ bước đầu tiên.”
cô là chuyên gia nghiêm túc, đáng kính mà nói sao giống lãnh đạo bộ giáo dục quá !
ReplyDeletechưa có nước nào tổ chức kỳ quái như vậy hết
được ít, chưa đc thì nhìu... lúc nào đọc cũng thấy nhận xét thế cả. theo mình thì cứ để mỗi trg ra đề, nhằm tuyển sinh gắt ngay từ đầu vào để có đầu ra cũng chất lượng. còn thi tn thpt cứ giữ như cũ. tuy là phải thi 2 3 lần nhưng đảm bảo tn dễ hơn tý ^^~ vài quan điểm chia sẻ thui ^^!
ReplyDelete----------------------------------daychuyenson---------------------------------------
thi công thiết kế dây chuyền sơn gỗ hiện đại tốt nhất tại tphcm
tôi là thầy giáo, năm nay lòng dạ tôi rối bời khi tìm cách giúp cháu mình, học trò mình đăng ký xét tuyển đại học.
ReplyDeleteTôi không hiểu đất nước này sẽ đi về đâu với những người lãnh đạo ngành giáo dục như vậy. Đúng là làm rối loạn xã hội, tội rất nặng ở nước ngoài.
Sao Cô là người có trình độ, tâm huyết không dám nói lên sự thật mà đi ve vuốt họ...