Monday, September 1, 2014

Khám phá tương lai đại học tư (3): Con đường trước mặt, hay những vấn đề cần lưu ý và theo đuổi

Phần cuối cùng đáng chú ý của tài liệu Khám phá tương lai đại học tư của CHEA (2011). Bản gốc ở đây: http://www.chea.org/pdf/UNESCO_document.pdf
 --------
The way forward: issues to note and pursue
 

The following issues were flagged:

There is a large unmet demand for higher education in many countries. For-profit institutions have an important role to play in meeting it and in advancing the reform of higher education.


Following controversy in recent years, the United States for-profit sector has modified its practices, with education models now driving business models instead of the other way around.

Exporting a national model does not work as well as partnering with indigenous institutions to strengthen their operations. Public-private partnerships can also be very productive.


Governments are increasingly focused on outcomes as well as access to higher education, although defining longer-term outcomes is a challenge.

It is important to distinguish clearly between ownership, management and academic operations.

Governments need to learn more about for-profit provision. They expect providers to respond to country needs and observe national norms. It is reasonable for governments to apply the same standards of transparency and disclosure to all higher education institutions. The for-profit sector accepts reasonable regulation of its activities.

There must be a balanced dialogue between for-profit providers and governments that focuses on student outcomes and seeks to foster an indigenous private sector . There are now more resources for governments to draw on in doing this and the notion of partnerships is gaining increasing acceptance.

There is increasing acceptance of online education but, since distance learning is evolving rapidly, quality assurance arrangements should remain flexible. 


If quality assurance is partly about risk, are for-profit institutions inherently more risky than public institutions?

International work in support of higher education is having a helpful impact on these issues, as evidenced, for example, by the use of the UNESCO/OECD Guidelines for Quality Provision in Cross-Border Higher Education.

-----------

Con đường trước mặt: Những vấn đề cần lưu ý và theo đuổi
 

Những vấn đề sau đây đã được lưu ý:
 
Nhu cầu về giáo dục đại học vẫn còn chưa được đáp ứng đầy đủ ở nhiều nước. Các các tổ chức giáo dục vì lợi nhuận có một vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu này và trong việc thúc đẩy cải cách giáo dục đại học.

Sau những tranh cãi của những năm gần đây, giáo dục đại học vì lợi nhuận của Hoa Kỳ đã thay đổi các tập quán của nó, và hiện nay các mục tiêu giáo dục đã thúc đẩy các mục tiêu kinh doanh chứ không phải là ngược lại.

Việc xuất khẩu nguyên vẹn một mô hình quốc gia thường không hoạt động tốt cho bằng việc hợp tác với các tổ chức bản địa để củng cố hoạt động của các trường. Quan hệ đối tác công-tư cũng có thể rất hiệu quả.


Chính phủ đang ngày càng tập trung vào kết quả ở đầu ra cũng như khả năng tiếp cận giáo dục của người học, mặc dù việc xác định các kết quả dài hạn cần phải theo đuổi là không dễ dàng.  

Điều quan trọng là cần phải phân biệt rõ ràng giữa quyền sở hữu, việc quản trị nhà trường và các hoạt động học thuật.


Các cơ quan quản lý nhà nước cần phải tìm hiểu thêm về các trường đại học tư vì lợi nhuận. Họ thường hy vọng các trường này phải đáp ứng nhu cầu của đất nước và thực hiện các chuẩn mực quốc gia. Cần phải áp dụng cùng một tiêu chuẩn minh bạch và công khai cho tất cả mọi loại hình tổ chức giáo dục đại học. Khu vực vì lợi nhuận sẽ chấp nhận sự kiểm soát hợp lý từ nhà nước đối với các hoạt động của mình.


Cần có cuộc đối thoại cân bằng giữa khu vực vì lợi nhuận và chính phủ, tập trung vào kết quả đầu ra của người học và tìm cách thúc đẩy một khu vực tư nhân trong nước. Hiện nay có nhiều nguồn lực hơn để chính phủ các nước có thể thực hiện cuộc đối thoại này, và khái niệm về quan hệ đối tác giữa các khu vực/các nước cũng ngày càng được chấp nhận.


Giáo dục trực tuyến ngày càng được chấp nhận, tuy nhiên vì đào tạo từ xa vẫn đang được phát triển nhanh chóng, nên việc thực hiện đảm bảo chất lượng cần phải linh hoạt.
 


Nếu đảm bảo chất lượng một mặt nào đó chính là để phòng ngừa rủi ro, vậy liệu các tổ chức vì lợi nhuận có đương nhiên nhiều rủi ro hơn so với các trường công lập hay chăng?

Những nỗ lực quốc tế nhằm hỗ trợ cho giáo dục đại học đang tác động hữu ích về những vấn đề đang được đặt ra ở đây, bằng chứng là, ví dụ thế, việc sử dụng Các nguyên tắc hướng dẫn của UNESCO / OECD về việc cung cấp dịch vụ giáo dục xuyên biên giới có chất lượng.

No comments:

Post a Comment