Entry này thực ra là một phần ý tưởng của một bài viết mà tôi vừa hoàn thành và gửi cho Tạp chí Tia Sáng theo chủ đề do tờ tạp chí này gợi ý. Đã từ lâu tôi không còn quan tâm đến vấn đề này vì nhiều lý do, nhưng trong đó có 2 lý do chính: (1) vấn đề đại học đẳng cấp thế giới tại VN không còn mới như hồi nó mới được nhắc tới lần đầu vào khoảng nửa cuối thập niên trước; và (2) quan trọng hơn, tôi không còn làm việc ở ĐHQG-HCM, một trong hai đại học có sứ mạng cao cả là làm lá cờ đầu cho giáo dục đại học của VN.
Giải thích thêm: Khi còn làm ở ĐHQG, với nhiệm vụ "đảm bảo chất lượng" thì tôi thấy mình cần cập nhật những thông tin và lý luận về các vấn đề như xếp hạng, đối sánh, quản trị đại học, trường đại học đẳng cấp thế giới vv để có thể tham mưu cho các chính sách chung của ĐHQG, vì đây là một đại học có sứ mạng là phải ngang tầm khu vực và thế giới. Còn bây giờ, những vấn đề tôi cần phải quan tâm lại thuộc tầm vi mô hơn nhiều, và vì thế mang tính kỹ thuật và chuyên sâu nên chẳng thể chia sẻ được với ai vì sẽ không mấy ai hiểu!
Nhưng đọc thì tôi vẫn tiếp tục đọc, dù không đọc sâu, bám sát, cập nhật từng ngày như trước đây nữa. Nhưng mới đây thì Tia Sáng (mà tôi vẫn luôn đánh giá rất cao vì sự nghiêm túc, hoàn toàn không "lá cải" của nó) lại đề nghị tôi viết tiếp bài về ĐH đẳng cấp thế giới, có lẽ vì đây cũng là khoảng thời gian cần thiết để nhìn lại và đi tới, vì chỉ còn 7 năm nữa (well, 7 năm 6 tháng vì hôm nay là đúng cuối tháng 6/2013) là đến mốc thời gian quan trọng trong kế hoạch chiến lược phát triển giáo dục VN 2020: có ít nhất một trường lọt tốp 200 của thế giới. Một mục tiêu mà từ khi đặt ra thì nhiều người đã nghi ngại về tính khả thi của nó. Ví dụ, xem ở đây: http://www.cand.com.vn/vi-VN/xahoi/2010/4/129328.cand
Chính vì đề nghị viết bài của Tia Sáng mà tôi mới đọc lại về việc xây dựng đại học đẳng cấp thế giới (world-class university, viết tắt là WCU), và thấy đối với thế giới thì vẫn đề này vẫn cứ nóng như thường. Mà cũng dễ hiểu: chúng ta đang ở trong một nền kinh tế tri thức toàn cầu, có nghĩa là sự cạnh tranh giờ đây không chỉ ở trong phạm vi một quốc gia nữa, và cạnh tranh trước hết là cạnh tranh tri thức. Như thế thì vai trò của các trường đại học ngày càng lớn, trong đó đầu tàu sẽ là các trường WCU. Quốc gia nào có nhiều WCU thì cũng tương tự như có các nhà máy sản xuất (ở đây là sản xuất ra tri thức) để cung cấp cho toàn thế giới. Các nước không có WCU thì chỉ việc đi làm thuê cho các nước kia, bán tài nguyên thô, trong đó bao gồm cả nhân lực và chất xám, cho các quốc gia nắm giữ nhiều WCU kia thôi. Rõ ràng là chúng ta không muốn đứng ngoài cuộc chơi đó, dù luật chơi là vô cùng khắt khe.
Well, bài thì đã viết rồi, đã gửi cho Tia Sáng để đăng (hy vọng đăng vào số sau), các bạn chịu khó chờ vậy. Còn thì dưới đây xin đăng một phần ý tưởng của bài viết ấy, để chia sẻ và trao đổi với các bạn, khi vấn đề vẫn còn đang nóng hổi trong đầu tôi.
Enjoy các bạn nhé!
-------------
Giải thích thêm: Khi còn làm ở ĐHQG, với nhiệm vụ "đảm bảo chất lượng" thì tôi thấy mình cần cập nhật những thông tin và lý luận về các vấn đề như xếp hạng, đối sánh, quản trị đại học, trường đại học đẳng cấp thế giới vv để có thể tham mưu cho các chính sách chung của ĐHQG, vì đây là một đại học có sứ mạng là phải ngang tầm khu vực và thế giới. Còn bây giờ, những vấn đề tôi cần phải quan tâm lại thuộc tầm vi mô hơn nhiều, và vì thế mang tính kỹ thuật và chuyên sâu nên chẳng thể chia sẻ được với ai vì sẽ không mấy ai hiểu!
Nhưng đọc thì tôi vẫn tiếp tục đọc, dù không đọc sâu, bám sát, cập nhật từng ngày như trước đây nữa. Nhưng mới đây thì Tia Sáng (mà tôi vẫn luôn đánh giá rất cao vì sự nghiêm túc, hoàn toàn không "lá cải" của nó) lại đề nghị tôi viết tiếp bài về ĐH đẳng cấp thế giới, có lẽ vì đây cũng là khoảng thời gian cần thiết để nhìn lại và đi tới, vì chỉ còn 7 năm nữa (well, 7 năm 6 tháng vì hôm nay là đúng cuối tháng 6/2013) là đến mốc thời gian quan trọng trong kế hoạch chiến lược phát triển giáo dục VN 2020: có ít nhất một trường lọt tốp 200 của thế giới. Một mục tiêu mà từ khi đặt ra thì nhiều người đã nghi ngại về tính khả thi của nó. Ví dụ, xem ở đây: http://www.cand.com.vn/vi-VN/xahoi/2010/4/129328.cand
Chính vì đề nghị viết bài của Tia Sáng mà tôi mới đọc lại về việc xây dựng đại học đẳng cấp thế giới (world-class university, viết tắt là WCU), và thấy đối với thế giới thì vẫn đề này vẫn cứ nóng như thường. Mà cũng dễ hiểu: chúng ta đang ở trong một nền kinh tế tri thức toàn cầu, có nghĩa là sự cạnh tranh giờ đây không chỉ ở trong phạm vi một quốc gia nữa, và cạnh tranh trước hết là cạnh tranh tri thức. Như thế thì vai trò của các trường đại học ngày càng lớn, trong đó đầu tàu sẽ là các trường WCU. Quốc gia nào có nhiều WCU thì cũng tương tự như có các nhà máy sản xuất (ở đây là sản xuất ra tri thức) để cung cấp cho toàn thế giới. Các nước không có WCU thì chỉ việc đi làm thuê cho các nước kia, bán tài nguyên thô, trong đó bao gồm cả nhân lực và chất xám, cho các quốc gia nắm giữ nhiều WCU kia thôi. Rõ ràng là chúng ta không muốn đứng ngoài cuộc chơi đó, dù luật chơi là vô cùng khắt khe.
Well, bài thì đã viết rồi, đã gửi cho Tia Sáng để đăng (hy vọng đăng vào số sau), các bạn chịu khó chờ vậy. Còn thì dưới đây xin đăng một phần ý tưởng của bài viết ấy, để chia sẻ và trao đổi với các bạn, khi vấn đề vẫn còn đang nóng hổi trong đầu tôi.
Enjoy các bạn nhé!
-------------
Yếu tố thành công của một
“trường đại học có đẳng cấp”: Tài chính, quản trị hay tài năng?
Có không cần nhắc
lại ở đây một công thức đã được nhiều người biết đến về các yếu tố thành công của
một đại học đẳng cấp thế giới. Jamil Salmi, chuyên gia giáo dục đại học của
Ngân hàng thế giới, là người đưa ra công thức này vào năm 2007, với 3 yếu tố,
được liệt kê theo đúng thứ tự của Salmi là sự
tập trung về tài năng, nguồn lực tài
chính dồi dào, và cơ chế quản trị hiệu
quả.
Đối với các
quốc gia đang phát triển như Việt Nam, dường như yếu tố “nguồn lực tài chính dồi dào” được xem là quan trọng hơn cả. Cũng đúng thôi, vì ai cũng biết kinh phí hoạt động
hàng năm của các trường có đẳng cấp thế giới là hàng trăm triệu, thậm chí hàng
tỷ đô la. Tuy nhiên, trên thực tế điều này lại không đến nỗi khó khăn như ta tưởng.
Các tổ chức tài chính thế giới như Ngân hàng Thế giới (WB) hoặc Ngân hàng Phát
triển Á Châu (ADB) sẵn sàng cho các nước vay đầu tư vào giáo dục đại học nếu họ
đánh giá rằng đây là một nước có tiềm năng. Việt Nam là một trong những được chọn
để cho vay như thế.
Với quan điểm
rằng đầu tư vào giáo dục mà đặc biệt là giáo dục đại học luôn là một đầu tư
sinh lợi, mối quan tâm lớn nhất của các tổ chức này là sử dụng nguồn vốn đầu tư
sao cho hiệu quả nhất. Với quan điểm đó, đối với họ thì yếu tố thứ ba – “cơ chế
quản trị hiệu quả” – mới chính là bí quyết giúp một trường đại học có thể bước
vào “câu lạc bộ của những người có đẳng cấp”. Vì vậy, một trong những khuyến
cáo quan trọng của Ngân hàng thế giới với những quốc gia đối tác là phải thực
hiện những cải cách phù hợp, trong trường hợp này là cải cách về quản trị đại học.
Đó cũng là điều mà chính phủ VIệt Nam đã nỗ lực thực hiện trong vài thập niên
qua, dù mức độ thành công của những cải cách này vẫn còn cần những tổng kết và
đánh giá chuyên nghiệp hơn những gì đã được công bố hiện nay.
Yếu tố còn lại,
“sự tập trung về tài năng”, dù được Salmi liệt kê đầu tiên và hiển nhiên phải
là yếu tố quan trọng nhất, hình như lại không làm chúng ta quá lo lắng. Cần mở ngoặc ở đây để nêu rõ rằng tài năng ở đây được hiểu
là tài năng của cả giảng viên lẫn sinh viên. Tuy nhiên, dường như tất cả mọi
người đều tin rằng chỉ cần nỗ lực để làm sao có những ngôi trường được đầu tư tử
tế về cơ sở vật chất và nguồn lực tài chính, có một cơ chế quản trị tiên tiến trong
đó tự do học thuật của giảng viên được tôn trọng, giảng viên được tham gia vào
quá trình ra quyết định của nhà trường và được đãi ngộ xứng đáng. Khi đã có được
những điều này thì sẽ dễ dàng các trường sẽ thu hút được nhiều giảng viên giỏi
đến làm việc. Mà một trường cơ sở vật chất tốt với giảng viên giỏi thì việc thu hút được những sinh viên có tài năng sáng chói nhất chỉ có thể là một kết quả tất yếu! Còn sản phẩm đào tạo
của trường – các sinh viên tốt nghiệp – đương nhiên sẽ được xã hội hân hoan đón
nhận, sẽ thăng tiến trong nghề nghiệp và về lâu về dài sẽ đóng góp vào việc xây
dựng danh tiếng cho trường.
Kinh nghiệm
trên thế giới cho thấy thực tế hoàn toàn không phải như vậy. Không phải là ngẫu nhiên mà Salmi lại đưa yếu
tố tài năng lên thành yếu tố đầu tiên trong danh sách. Và cũng không ngẫu nhiên
khi các trường đại học danh tiếng của các nước tiên tiến trên thế giới luôn có
những chương trình học bổng và tài trợ nghiên cứu hấp dẫn cho sinh viên từ khắp
nơi trên thế giới. Với những tiêu chí lựa chọn khắt khe, các tài trợ này chủ yếu
nhằm để thu hút nguồn tài năng từ khắp thế giới. Vì chính những tài năng trẻ từ
các nguồn đào tạo đa dạng này mới có thể tạo ra được một cộng đồng khoa học với
nhiều góc nhìn đa dạng và những ý tưởng mới mẻ,
một điều kiện không thể thiếu của một trường thuộc hàng có đẳng cấp. Vì
suy cho cùng sứ mạng của mọi trường đại học có đẳng cấp đều là thu hút, nuôi dưỡng,
sử dụng – gộp chung lại là phát triển tài năng.
Vâng: Tài năng – đó mới thực sự là bí
quyết thành công của các trường đẳng cấp thế giới. Vậy VN đang thu hút, nuôi dưỡng và sử dụng tài năng ra sao, phải chăng đã tối ưu? Đó là câu hỏi cần được đặt ra vào lúc này, nếu chúng ta không muốn đứng lại để cho các nước xung quanh trong khu vực, trong đó có cả Campuchia, Myanmar, và Lào nữa, vượt qua mặt trong vòng một vài thập niên tới! Đó là một kết luận mà tôi muốn gửi gắm trong bài này.
No comments:
Post a Comment