Sunday, December 21, 2008

Tin 13

Chưa tìm được 'lời giải' cho đổi mới tuyển sinh ĐH, CĐ
Cập nhật lúc : 8:28 AM, 20/12/2008

http://www.baodatviet.vn/Home/Chua-tim-duoc-loi-giai-cho-doi-moi-tuyen-sinh-DH-CD/200812/24917.datviet

Bỏ thi “ba chung” hay không? Có thể sử dụng kết quả kỳ thi THPT guốc gia để xét tuyển ĐH, CĐ? Chọn mô hình xét tuyển nào nếu bỏ kỳ thi tuyển sinh ĐH?… Đó là những câu hỏi "nóng" tại Hội thảo “Đổi mới tuyển sinh ĐH-CĐ tại Việt Nam” tổ chức tại ĐH Quốc gia TP HCM ngày 19/12.

Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Kim Hồng, Phó hiệu trưởng ĐH Sư phạm TP HCM, cho rằng Bộ GD-ĐT cũng đang mâu thuẫn trong việc xác định nên hay không nên tổ chức một kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia và dùng kết quả đó để xét tuyển vào ĐH, CĐ.

Bộ GD-ĐT không nhất quán

Bà Kim Hồng nói: “Kỳ tuyển sinh năm 2008, tôi thông báo với cán bộ coi thi và thí sinh có thể đây là kỳ thi tuyển sinh cuối cùng. Sau đó bộ thông báo lại là năm 2009, giờ chẳng biết có không nữa?”.

Đồng tình với ý kiến trên, Tiến sĩ Nguyễn Đức Nghĩa, Phó giám đốc ĐH Quốc gia TP HCM, bổ sung: “Năm 2008 đã có thể là kỳ thi cuối cùng. Giờ 2009 cũng có thể. Cứ thế này chẳng biết bao giờ mới chính thức”.

Ớ khía cạnh khác, Tiến sĩ Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng phòng Đào tạo ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM ủng hộ tuyển sinh “ba chung” của Bộ GD-ĐT từ năm 2002 đến nay, vì các trường không phải lo in sao đề thi, chỉ lo tổ chức thi. Tuy nhiên, cũng chính vì “ba chung” mà Bộ GD-ĐT lo hết, các ĐH, CĐ không được tự chủ. Để cải tiến công tác tuyển sinh và nâng cao chất lượng, Tiến sĩ Dũng đưa ra đề nghị: “Bộ phải nhả ra, không nên cứ ôm khư khư. Hãy để cho các trường tự chủ, bộ chỉ quản lý, theo dõi, đánh giá mà thôi”.


Vấn nạn 'gửi gắm' và tiêu cực sẽ càng trầm trọng khi căn cứ vào bằng tốt nghiệp THPT hay học bạ THPT để xét tuyển vào ĐH, CĐ. Ảnh: Lê Hưng


Ngoài ra, chính các chính sách không nhất quán của Bộ GD-ĐT cũng làm cho tình hình thêm phức tạp. Nhiều đại biểu cho rằng việc bộ kêu gọi phân luồng học sinh, nhưng lại cấm học sinh trường nghề thi ĐH, CĐ năm 2009 là một minh chứng. Tiến sĩ Đức Nghĩa nhìn nhận: “Chúng ta đang cố gắng phân luồng học sinh học nghề để đáp ứng nhu cầu lao động của xã hội, của công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Giờ cấm thì đố học sinh nào dám theo học”.

Băn khoăn phương thức tuyển sinh sau năm 2009

Theo Tiến sĩ Lê Khắc Cường, Trưởng phòng Đào tạo ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn TP HCM, hình thức “ba chung” đang thực hiện dẫu chưa phải đã nhận được sự đồng thuận hoàn toàn của các trường và toàn xã hội, song nó có những ưu điểm không thể bác bỏ. “Ưu điểm nổi bật nhất là giúp chúng ta có một đánh giá khá chính xác về mặt bằng học vấn của thí sinh trên cả nước”, Tiến sĩ Khắc Cường nhấn mạnh.

Tuy nhiên, cũng có không ít đại biểu nhìn nhận hình thức này đã lỗi thời, bộc lộ nhiều hạn chế. Do vậy, vấn đề được quan tâm và bàn thảo nhiều nhất tại hội thảo là nên hay không nên có một kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia, hay vẫn tổ chức thi tuyển sinh ĐH, CĐ bằng nhiều hình thức khác nhau.

Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng, Hiệu trưởng ĐH Dân lập Hồng Bàng, cho rằng: “Không nên bàn cãi nữa, hãy bãi bỏ kỳ thi tuyển sinh, lấy kết quả tốt nghiệp THPT mà xét tuyển”. Tuy nhiên, đại biểu đến từ các trường công lập hay các trường có chất lượng đầu vào cao lại nhìn nhận khác. Vấn đề đáng lo ngại nhất là chất lượng kỳ thi tốt nghiệp THPT. Vấn nạn “gửi gắm” và tiêu cực sẽ càng trầm trọng khi căn cứ vào bằng tốt nghiệp THPT hay học bạ THPT để xét tuyển vào ĐH, CĐ …

Tiến sĩ Nguyễn Đức Nghĩa cho rằng muốn thay đổi thì cần phải có lộ trình, thời gian và sự chuẩn bị. “Nếu bỏ “ba chung” ngay, hay chỉ tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia ngay thì học sinh sẽ loạn khi đăng ký, còn các trường sẽ loạn khi tranh giành học sinh”, ông Nghĩa nhấn mạnh.

Thế Phương

No comments:

Post a Comment