Saturday, December 26, 2009

Giới thiệu thuyết "trí tuệ đám đông" của James Surowiecki

Nhân BS Hồ Hải có bài tổng kết về tâm lý đám đông của người Việt Nam (xem ở đây), trong đó có nhắc đến đám đông hữu thức theo thuyết của James Surowiecki, xin viết bài này nhằm tóm tắt những gì tôi đã tìm và hiểu (=tìm hiểu) về thuyết này. Nguồn thông tin chủ yếu lấy từ google, nhưng khi đưa vào đây thì cũng đã qua bộ lọc của chính tôi, như vậy chắc cũng đáng tin cậy (đây là một tuyên bố không có chứng cứ, ai tin thì cứ tin thôi - nói theo tiếng Anh thì "you have to take my words for it"!)
--
James Surowiecki là ai?
Theo wikipedia (xem ở đây) Surowiecki, tên đầy đủ là James Michael Surowiecki, là một nhà báo sinh năm 1967 [người đương thời, còn khá trẻ, mới 42 tuổi], một cây bút phụ trách chính mảng kinh tế-tài chính trên tờ The New York Times. Ngoài tờ báo này, ông còn cộng tác với nhiều báo và tạp chí khác, viết về nhiều vấn đề đa dạng khác nhau, nhưng tựu trung tập trung vào các lãnh vực kinh tế, quan hệ quốc tế, tâm lý, lịch sử thế giới vv. Ông tốt nghiệp Tiến sĩ ngành Sử học, chuyên về lịch sử Hoa Kỳ, tại trường ĐH Yale danh tiếng, và bản thân ông cũng nhận được một học bổng danh tiếng là Mellon Fellowship để học tiến sĩ tại đây. Vợ ông cũng là một nhà báo tên Meghan O'Rourke, là biên tập viên mảng văn hóa trên tờ Slate.


(Hình này lấy từ wikipedia, trang viết về Surowiecki)

Tác phẩm The Wisdom of Crowds và lý thuyết trí tuệ đám đông của Surowiecki

Cũng theo wikipedia (xem ở đây, tác phẩm The Wisdom of Crowds được xuất bản năm 2004. Luận điểm chính của ông trong cuốn sách này là "a diverse collection of independently-deciding individuals is likely to make certain types of decisions and predictions better than individuals or even experts", tập hợp các ý kiến của những cá nhân biết quyết định độc lập thường tạo ra những quyết định và dự báo tốt hơn từng cá nhân riêng lẻ, kể cả khi các cá nhân đó là các chuyên gia. Điều này ngược lại với thuyết tâm lý đám đông (crowd psychology) của Gustave le Bon mà BS Hồ Hải gọi là đám đông vô thức [về thuyết này, có lẽ sẽ cần một bài giới thiệu tóm tắt khác - xin chờ chủ nhân blog này có chút thời gian sẽ viết!]



(Hình này cũng lấy từ wikipedia)

Bốn yếu tố cần có cho một đám đông thông minh
Không phải đám đông nào cũng thông minh. Theo Surowiecki, để có một đám đông thông minh cần có 4 yếu tố sau:

1. Diversity of opinion (sự đa dạng về ý kiến): Each person should have private information even if it's just an eccentric interpretation of the known facts. Mỗi cá nhân cần có thông tin riêng của mình, dù nó có thể chỉ là một cách diễn giải cá biệt của riêng anh ta về những sự kiện khách quan.

2. Independence (sự độc lập [về tư tưởng]) People's opinions aren't determined by the opinions of those around them. Ý kiến của mỗi người không bị phụ thuộc vào ý kiến của những người xung quanh.

3. Decentralization (phi tập trung hóa) People are able to specialize and draw on local knowledge. Các cá nhân có điều kiện để chuyên môn hóa vào từng lãnh vực riêng với những kiến thức riêng.

4. Aggregation (sự hội tụ [các ý tưởng])Some mechanism exists for turning private judgments into a collective decision. Có một cơ chế sẵn có để chuyển các phán đoán cá nhân thành một quyết định tập thể.

Năm yếu tố có nguy cơ cản trở trí tuệ đám đông

1. Homogeneity (sự đồng nhất [vể tư tưởng])
2. Centralization (tập trung hóa)
3. Division(sự chia rẽ, bè nhóm)
4. Imitation (sự bắt chước)
5. Emotionality (cảm tính)[QUAN TRỌNG VÌ ĐÂY LÀ ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CỦA NGƯỜI VIỆT NAM]: Emotional factors, such as a feeling of belonging, can lead to peer pressure, herd instinct, and in extreme cases collective hysteria. Các yếu tố duy cảm, như tình cảm gắn bó với một nơi, một tập thể nào đó, có thể dẫn đến sức ép của đồng đội, đồng chí, và trong trường hợp đặc biệt, có thể dẫn đến sự động kinh tập thể.

Lời khuyên của Surowiecki
Làm sao để có được trí tuệ đám đông? Dưới đây là lời khuyên của Surowiecki:

1. Keep your ties loose. Đừng thắt cravat quá chặt [không rõ thành ngữ này nghĩa chính xác là gì, my guess: đừng quá trung thành với một nhóm hoặc một chủ thuyết nào]

2. Keep yourself exposed to as many diverse sources of information as possible. Tiếp cận với càng nhiều nguồn thông tin càng tốt! [lời khuyên của PA: muốn vậy phải giỏi tiếng Anh, vì qua tiếng Anh thì lượng thông tin đa chiều mà ta có thể tiếp cận tăng lên gấp bội!]

3. Make groups that range across hierarchies. Tạo ra các nhóm ở những đẳng cấp khác nhau [tức hãy chơi với tất cả mọi người, từ bình dân đến bác học]

Và ai nghe được tiếng Anh thì nên xem cái nàycái này.
--

Lời bình của PA:
Thuyết này có thể áp dụng để phân tích nguyên nhân tại sao giáo dục của VN yếu kém. Từ bé đến già, người VN luôn được giáo dục - rèn luyện - để vâng lời bề trên, làm con ngoan trò giỏi, không dám có ý kiến riêng, trong trường thì không được làm quen với việc cùng tranh luận, phản biện để đi đến chỗ thống nhất với một giải pháp hay nhất, mà chỉ cạnh tranh cá nhân, luôn trung thành với các chủ thuyết được cung cấp sẵn, không bắn đại bác vào quá khứ dù đó là một quá khứ lỗi lầm mà nếu phân tích ra thì ta có thể có những bài học lớn, mọi thứ cần giải quyết thì các bậc trưởng lão đã đưa ra hết rồi, ta chỉ cần ... ê a Khổng tử viết mà thôi?


Và mọi người nên đọc thêm bài này về giáo dục VN.

Phản biện thuyết trí tuệ đám đông
Thuyết trí tuệ đám đông của Surowiecki rất nhanh chóng trở nên phổ biến. Tuy nhiên, không phải là không có lời phản biện. Dưới đây là một số mà tôi tìm được:

1. I have one criticism of the idea. Crowds can only be wise if they meet four conditions (diversity, aggregation, independence, decentralization). However, these conditions are defined loosely enough that the reader is at a loss when trying to test this idea in any practical and systematic way. Is my group diverse enough? Are they sufficiently independent? Without more clear guidelines, the ability to test is heavily compromised, so we are forced to take too much on faith from the author.
[tóm lược: Surowiecki nêu 4 điều kiện cần có để có một đám đông thông minh, nhưng không xác định rõ mức độ cần đạt của các yếu tố này. Làm sao biết đa dạng đến đâu là đủ? Các cá nhân trong nhóm của tôi có đủ độc lập chưa? vv --> khó áp dụng thuyết nào vào thực tế).
(http://www.goodreads.com/review/show/22956215)

2. Đọc bài này (vì dài quá nên không dịch được), phê phán Surowiecki rất nặng nề, thậm chí phủ nhận hoàn toàn thuyết trí tuệ đám đông. Bài này trích dẫn một nghiên cứu về online voting và kết luận rằng không phải là đám đông, mà là một thiểu số ưu tú mới tác động đến đám đông và tạo ra trí tuệ của đám đông ấy. Ví dụ: wikipedia. Chỉ có 1% hoặc ít hơn các người sử dụng wikipedia mới viết bài thôi, và những bài ấy phục vụ cho 99% còn lại!

4 comments:

  1. Lại có bài nữa à? Chúc chị tiếp tục viết những vấn đề đặt ra cho xã hội. Tôi sẽ có 1 bài từ giã sau khi thu thập thêm một số thông tin cần thiết.

    ReplyDelete
  2. chào bác Hải, good morning!

    Tôi đọc thơ trước đã nhé:

    Sẽ là gì cuộc sống của nhà thơ
    Nếu không là đau khổ?
    Và đại dương kia có nghĩa lý gì
    Khi không là bão tố?


    Người ta viết khi người ta có tâm trạng, bác ạ!

    Tôi sẽ chờ bài từ giã của bác, và sẽ rất buồn (tôi đã viết một mẩu về Buồn, bác còn nhớ không?). Nhưng mọi việc đều có điểm dừng, phải không bác?

    Mọi điều tốt đẹp đến với bác.

    ReplyDelete
  3. Bài này chị tổng kết rất hay. Tôi thấy bút lực của chị tiến triễn rõ rồi đó. Tiếp tục viết nữa đi, nhưng khi viết nên chắc chiu và cô đọng như bài này thì quá tốt.

    ReplyDelete
  4. Bác Hải,

    1. Rất cám ơn lời động viên của bác :-). Nó cho tôi thêm hứng khởi để viết nữa!

    2. Tôi cũng viết được kiểu này bác ạ, nhưng sẽ phải cố gắng một chút để gạt những cái thói quen (= vô thức?) của mình và chú ý đến người đọc = viết kiểu science, cho người khác dễ hiểu.

    Còn nếu để tự nhiên tôi sẽ viết theo kiểu art của Huy Quang, chủ yếu viết cho mình, theo đúng gu riêng của mình. Ai cùng gu thì sẽ rất thích, nhưng người giống mình thì ít nên đối tượng độc giả sẽ hạn chế hơn. Nên không hợp với mục đích nâng cao dân trí (vì ít người đọc).

    Một lần nữa cám ơn bác! Tôi đã còm trên blogspot của bác rồi đấy!

    PA

    ReplyDelete