Sunday, August 31, 2014

Khám phá tương lai đại học tư (2), hay vai trò của chính sách nhà nước trong việc quản lý chất lượng giáo dục đại học tư nhân

Trong entry trước tôi đã giới thiệu tài liệu Exploring the future of international private higher education của CHEA 2011. Entry này tiếp tục trích dịch trong tài liệu nói trên, nhưng chú trọng phần giải pháp đảm bảo chất lượng dành cho cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục đại học. Các bạn có thể đọc trực tiếp từ bản tiếng Anh, bắt đầu từ trang 4.
----------
Quality assurance, regulation, accreditation and disclosure
General issues

Quality assurance is a relatively recent concern in higher education in some countries. The issue is whether public and for-profit institutions should be treated the same for the purposes of assuring quality. Is the distinction between good and bad simply the dichotomy of corporate or public ownership? Ownership is important for the tax authorities but is not, in principle, relevant to quality. There are good and bad actors in the public sector and there should be the same quality thresholds for all.

Legitimate areas for regulation are the avoidance of excessive student loans, ground rules for acquiring accredited institutions and processes for eliminating bad actors. The main plea is for a level playing field. Any good institution starts with the student and builds a business model from there in a transparent fashion.

Qualifications frameworks and minimum standards, as well as common requirements for transparency, are helpful. If student employment outcomes are to be a criterion for quality judgments, they should be applied to all institutions. However, not all countries can afford a sophisticated quality assurance agency.

But progress is being made. A UNESCO-CEPES study in Europe had looked at private higher education institutions in 13 countries and found that, to a large extent, the same standards of quality assurance, monitoring and access to research support were being applied. Nevertheless, the plea for a level playing field can run up against immigration issues because there is a perception in some countries that the for-profit sector is helping people to circumvent immigration policies in a way that the public sector is not. 

For-profit institutions are to provide information that accreditation requires and, as they internationalize, they are dealing with accreditation bodies in other countries. They consider it in their interest to make data about their operations public. They point out, however, that public higher education institutions have prevented the disclosure of accreditation reports.

Scholars observe, however, that for-profits are less forthcoming on their Websites and less likely to respond to requests for research data unless it is legally required. 



ĐBCL, kiểm soát, kiểm định và công bố kết quả
Những vấn đề chung


ĐBCL là vấn đề khá mới trong giáo dục đại học tại một số nước. Vấn đề được đặt ra ở đây là liệu các trường công và trường tư vì lợi nhuận có nên được đối xử như nhau trong việc đảm bảo chất lượng hay không. Phải chăng sự phân biệt trường tốt và trường không tốt chỉ đơn thuần là sự đối lập giữa sở hữu tư nhân và sở hữu công cộng? Vấn đề sở hữu thì quan trọng đối với cơ quan thuế, nhưng trên nguyên tắc nó không hề có liên quan đến chất lượng. Trong khu vực công cũng có những trường tốt và những trường không tốt, và vì thế phải có một ngưỡng chất lượng dành cho tất cả các trường.

Những lãnh vực cần được kiểm soát là mức trần vay nợ học tập của người học, những nguyên tắc cơ bản trong việc mua lại được các trường đã được kiểm định, và các quy trình cần có để đóng cửa các trường kém chất lượng. Yêu cầu chính yếu là có một sân chơi bình đẳng cho mọi loại trường. Bất kỳ một trường tốt nào cũng bắt đầu từ người học và xem đó là xuất phát điểm để xây dựng mô hình kinh doanh minh bạch.

Khung văn bằng và chuẩn tối thiểu, cũng như những yêu cầu chung về sự minh bạch đều cần thiết. Nếu khả năng có việc làm được sử dụng như một tiêu chuẩn đánh giá chất lượng thì điều này phải áp dụng cho tất cả mọi loại trường. Tuy nhiên, không phải quốc gia nào cũng có thể có được một cơ quan đảm bảo chất lượng thực sự mạnh trên mọi lĩnh vực.

Tuy nhiên cũng đang có nhiều tiến bộ. Một nghiên cứu do UNESCO-CEPES thực hiện ở Châu Âu đã xem xét các trường đại học tư tại 13 quốc gia và thấy rằng nhìn chung cac nước này đều áp dụng chung các tiêu chuẩn về chất lượng, sự giám sát và quyền tiếp cận những hỗ trợ nghiên cứu. Tuy nhiên, lời kêu gọi phải có sân chơi bình đẳng có thể sẽ vướng phải những vấn đề liên quan đến việc nhập cư vì có quan điểm cho rằng tại một số quốc gia thì khu vực vì lợi nhuận đã giúp đỡ mọi người tránh né các chính sách nhập cư theo những cách thức khác với khu vực công lập.

Các trường đại học tư vì lợi nhuận cần cung cấp những thông tin phục vụ cho việc kiểm định, và, khi các trường này hoạt động trên phạm vi quốc tế, thì họ phải đối phó với các tổ chức kiểm định tại các nước khác nữa. Các trường này sẽ thấy việc cung cấp công khai các dữ liệu hoạt động của nhà trường là một điều phục vụ cho lợi ích của chính họ. Tuy nhiên, các trường này cũng nêu ra rằng chính các trường đại học công đã ngăn cản việc công bố kết quả kiểm định.

Mặc dù vậy, theo quan sát của các học giả thì chính các trường đại học tư vì lợi nhuận lại thường ít thẳng thắn trong việc cung cấp thông tin trên trang web của mình và thường không đáp ứng những yêu cầu vè thông tin nghiên cứu trừ phi điều này được quy định bởi pháp luật.

 (còn tiếp)

Khám phá tương lai của giáo dục đại học tư nhân trên thế giới và vấn đề đảm bảo chất lượng, CHEA 2011 (1)

Cuộc tranh luận "vì lợi nhuận" và "phi lợi nhuận"gần đây bỗng trở thành một vấn đề trọng tâm và nóng bỏng nhất trong giáo dục đại học Việt Nam.

Có hai quan điểm rõ ràng và trái ngược với nhau. Một bên, tạm gọi là phía "phi lợi nhuận" thì cho rằng đã là giáo dục thì phải là lợi ích/hàng hóa công, không chấp nhận những khái niệm như lợi nhuận, đầu tư, doanh nghiệp, vốn, sở hữu tư nhân vv. Vì vậy, nếu nhà nước không đủ nguồn lực để đầu tư cho giáo dục, thì các cá nhân có thể bỏ vốn ra, nhưng những người này không được quyền chạy theo lợi nhuận, đòi chia lãi cao, hoặc đòi có tiếng nói quyết định dựa theo tỷ lệ sở hữu vốn của mình (!) mà phải để cho cộng đồng sư phạm hoạt động theo những chuẩn mực của giáo dục.

Phía ngược lại thì cho rằng phải xem việc đầu tư vào giáo dục như là đầu tư vào bất kỳ lĩnh vực nào khác, và không có sự khác biệt nào về mặt chất lượng giữa trường tư vì lợi nhuận hay không vì lợi nhuận cả. Nói tóm lại, chỉ có trường xấu và trường tốt, chứ không có một loại trường tư luôn luôn xấu (tức trường vì lợi nhuận) và trường tư luôn luôn tốt (trường tư phi lợi nhuận). 

Tôi ủng hộ quan điểm thứ hai này, dù tôi biết đó không phải là một quan điểm phổ biến trong một đất nước còn mang nặng tư tưởng bao cấp cho giáo dục vốn còn sót lại từ thời trước đổi mới. Cộng thêm quan niệm giáo dục là một vấn đề liên quan đến đạo đức chứ không phải là một vấn đề kinh tế, dù đó là giáo dục đại học - vốn có bản chất rất khác giáo dục phổ thông - đi chăng nữa. Vì tôi cho rằng, mặc dù giáo dục đại học cũng có cả phần lợi ích công (là một hàng hóa công), nhưng phần công ích ấy là thuộc về trách nhiệm của nhà nước và hệ thống đại học công lập vốn vẫn chiếm tuyệt đại đa số ở VN, còn hệ thống tư - đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội, người học và gia đình phải bỏ tiền ra đầu tư cho tương lai của các cá nhân - thì phải cho phép hoạt động tự do để giảm nhẹ gánh nặng ngân sách, còn vai trò của nhà nước chỉ là quản lý chất lượng (cả đại học công lẫn đại học tư) thật chặt chẽ để đảm bảo quyền lợi cho người học, đồng thời đảm bảo sự công bằng cho các khu vực (công, tư) và cho mọi người dân, là đủ.

Hôm nay, đọc được báo cáo viết năm 2011 của CHEA, Council for Higher Education Accreditation, tức Hội đồng kiểm định chất lượng đại học của Hoa Kỳ, tôi cảm thấy rất mừng vì quan điểm của tôi giờ đây đã tìm được hậu thuẫn của một tổ chức hàng đầu thế giới về chất lượng. Xin giới thiệu tài liệu này với các bạn, và cũng chép lại đây một số đoạn trích dịch mà tôi đã đăng lên trên trang fb của tôi từ sáng đến giờ, xem như những ghi nhận của tôi khi đọc tài liệu này.

Tài liệu ấy có thể tải ở đây: http://www.chea.org/pdf/UNESCO_document.pdf

Và dưới đây là những đoạn ghi chép tản mạn của tôi trên fb.
--------------
1. Không cần phân biệt các trường đại học vì lợi nhuận và phi lợi nhuận!

Đó là ý kiến của CHEA (Council for Higher Education Accreditation, tức Hội đồng kiểm định đại học của Hoa Kỳ) trong một báo cáo viết năm 2011.
Xin xem đoạn trích dưới đây:
------
A key issue is the business model used by the for-profit sector. The model created in the United States, with investors seeking substantial financial returns, has raised many questions. However, taking an international perspective, it may be that distinguishing within the private sector between for-profit and not-for-profit institutions is unhelpful. Public universities become profit-making enterprises when they operate outside their home jurisdictions. In the Arab countries, governments are giving land to private institutions because it is good for development.

Một vấn đề cơ bản [trong giáo dục đại học tư nhân] là mô hình kinh doanh được sử dụng trong khu vực vì lợi nhuận. Mô hình được tạo ra ở Mỹ với các nhà đầu tư tìm kiếm một mức lợi nhuận đáng kể đã đặt ra nhiều câu hỏi cần phải trả lời. Nhưng khi nhìn trên phạm vi thế giới thì có lẽ việc phân biệt các trường đại học vì lợi nhuận và phi lợi nhuận là không cần thiết. Các trường đại học công lập khi hoạt động bên ngoài quốc gia của mình lại trở thành các doanh nghiệp vì lợi nhuận. Ở các nước Ả Rập, nhà nước cấp đất cho các trường đại học tư vì điều này có lợi cho sự phát triển.------
2. Hãy đối xử công bằng với các trường đại học vì lợi nhuận ở các nước đang phát triển!

Đó là nhận định của Hội đồng kiểm định đại học của Hoa Kỳ (CHEA) trong báo cáo năm 2011 nói về tương lai của giáo dục đại học vì lợi nhuận trên phạm vi quốc tế. Tựa tiếng Anh của báo cáo là Exploring the Future of International For-Profit Higher Education and Quality Assurance.
----
Trích:
Because developing countries have had to spend significant public resources on pursuing the United Nations 2000 Millennium Development Goals in other areas, they have tended to give the market an important role in higher education. A key task is to help governments see a positive role for the private sector. Legitimate for-profit institutions welcome strong quality assurance frameworks, but ask that they be applied fairly across the whole higher education sector.

Do các nước đang phát triển cần phải sử dụng đáng kể nguồn lực công để theo đuổi các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ 2000 do UN đề ra [mà đến nay rất nhiều nước vẫn còn chưa đạt được] nên họ thường để cho thị trường giữ một vai trò quan trọng trong giáo dục đại học. Nhiệm vụ quan trọng lúc này là giúp các chính phủ nhận ra vai trò tích cực của khu vực tư nhân. Các trường vì lợi nhuận hợp pháp luôn đón nhận các cơ chế đảm bảo chất lượng, nhưng đòi hỏi rằng những cơ chế này phải được áp dụng bình đẳng trên toàn bộ khu vực giáo dục đại học.

 ---
3. Tiếp tục bàn về trường đại học tư lợi nhuận/phi lợi nhuận và vấn đề chất lượng.
---
Sự khác biệt giữa trường tốt và trường xấu phải chăng chỉ đơn thuần là sự đối đầu giữa một bên là sở hữu của những nhà đầu tư và bên kia là sở hữu công? Không phải thế. Sở hữu của ai là một điều quan trọng đối với các cơ quan thuế, nhưng chẳng liên quan gì đến chất lượng giáo dục cả.
---
Đoạn trên là phần tóm tắt ý chính của một đoạn trong báo cáo năm 2011 của CHEA, Hội đồng kiểm định đại học Hoa Kỳ, về tương lai giáo dục đại học tư nhân trên thế giới. Nhưng đó cũng là những ý kiến mà tôi đã kiên trì đưa ra từ mấy tuần nay quanh các vụ lùm xùm liên quan đến các trường tư ở VN - lúc ấy tôi hoàn toàn chưa tìm được báo cáo 2011 của CHEA mà tôi đang dẫn lại ở đây.

Rất mừng là CHEA, một tổ chức có uy tín hàng đầu thế giới về vấn đề chất lượng đại học, lại có quan điểm rộng rãi như vậy. Ai không đồng ý với tôi lâu nay thì vào đọc toàn văn báo cáo nhé. Còn dưới đây là phần tiếng Anh của đoạn tóm tắt ý ở trên.
---
Is the distinction between good and bad simply the dichotomy of corporate or public ownership? Ownership is important for the tax authorities but is not, in principle, relevant to quality. There are good and bad actors in the public sector and there should be the same quality thresholds for all.
 


Xin mời các bạn đọc blog này tiếp tục cuộc tranh luận qua các comment cho chủ blog nhé!

Saturday, August 30, 2014

Vấn đề bản quyền đối với các tác giả (1)

Là một tác giả trong thời đại toàn cầu hóa thời này không phải là đơn giản, nếu bạn không rành luật lệ. Đặc biệt, nếu bạn là giảng viên ngoại ngữ, thì chắc chắn bạn sẽ thường xuyên sử dụng ngữ liệu không phải là của bạn (những bài báo, những đoạn video clip trong đó có chứa ngôn ngữ đích mà bạn đang dạy cho học viên) để tạo thành những bài giảng ngôn ngữ cho người học. Ví dụ, nếu tôi viết một giáo trình dạy Đọc hiểu tiếng Anh, vậy những đoạn trích để thành bài đọc trong giáo trình (tức không phải do tôi sáng tác ra) thì có phải xin phép và đóng tiền bản quyền hay không? Đó là một trong những vấn đề mà tôi thường xuyên tự đặt ra cho mình, và hôm nay thì tự đi tìm câu trả lời.

Bài viết tôi tìm thấy dưới đây là từ trang web của Penn State University Press, viết cho các tác giả của NXB này nhưng cũng rất phù hợp với tôi. Nên chép về đây để lưu và chia sẻ cho mọi người cùng đọc. Chúng ta cùng nhau tôn trọng bản quyền, các bạn nhé. Nó là hành xử của những người văn minh và có đạo đức.

http://www.psupress.org/author/author_copyright.html

Copyright Issues for Authors

THE USE OF COPYRIGHTED MATERIAL
General information since you as author guarantee in your contract with the Press that you will not use copyrighted materials without permission, a manuscript received in final form for publication is assumed to be cleared for use of all material from other sources, with written permission and payment of any necessary fees. 

However, use of short quotations in scholarly books for accurate citation of authority or for criticism, review, or evaluation is regarded by law as "fair use," and obtaining permission for such use is not necessary. Authors should therefore save themselves and publishers needless correspondence by trying to ascertain if their use of copyrighted material comes under the category of "fair use." There are four factors that Section 107 of the Copyright Act specifies as determining whether any given use is "fair" or not: 
(1) "the purpose and character of the use, including whether such use is of a commercial nature or is for nonprofit educational purposes" (that the Press is a nonprofit publisher helps here, but if you receive a royalty on sales, then that can weigh against a finding of "fair use"); 

(2) "the nature of the copyrighted work" (use of "expressive" material like fiction or poetry is less likely to be "fair" than use of material that is more "factual" in nature); 

(3) "the amount and substantiality of the portion used in relation to the copyrighted work as a whole" (important here is not only the "amount" used in relation to what is considered to be the "whole" work, but also the significance or "substantiality" of the material used, even if relatively short, if it contains the core or heart of the work's substance); and 

(4) "the effect of the use upon the potential market for or value of the copyrighted work" (here it is not only direct competition with the original work as published that is of concern, but also the potential market for licensing use of parts of the original work). 

Another key point to bear in mind, also highlighted in Section 107, is whether ot not the work used is "unpublished"; "fair use" applies to unpublished materials, but in a much more restricted way than for published works. If in doubt about how to conduct this four-factor analysis for materials you want to reproduce in your book from copyrighted sources, consult the editor of your book before writing the copyright owner. The one category of work that can be used freely in any amount by a U.S. author is any work of the U.S. Government (but not necessarily the work of foreign governments). 

Whether a work is still protected by copyright or is "in the public domain" (and hence free to use without permission) is governed by a complex set of laws that have come into effect from the passage of the 1976 Copyright Act on to the recent past, when at the very end of 1998 a new law extended the duration of copyright protection for another twenty years. This chart http://www.unc.edu/%7Eunclng/public-d.htm conveniently summarizes the rules now determining what is, or is not, protected by copyright. If you have any trouble applying these rules to any given materials you want to reproduce in your book, please consult your editor. 

Even when permission is not required, it is a matter of courtesy to the original source and a convenience to the reader of your book to give a full citation indicating the source of the quoted material.

When Permission is Required

(1) When you reproduce a complete unit, whether it be a poem, letter, short story, article, complete chapter or section of a book, map, chart, or other illustrative material. In the case of poetry, permission is required to reprint more than one line of a short poem which is still under copyright, or any words or music of a popular song. 

(2) When material is quoted for its own sake no matter what the length, as in an anthology of readings. The publisher of the material quoted in this instance especially is justified in requiring a fee. For this reason, when writing the publisher for permission, you should give the exact location of the material requested and a rough estimate of the number of words. 

(3) When quoting from your own work previously published in copyrighted magazines or journals (or any other serial publication or collective work) but, for works published after January 1, 1978, only if you have signed a written agreement transferring copyright to the publisher (for otherwise the copyright remains in your possession and permission is not needed.) 

(4) When making arrangements for publication of a chapter or section of your manuscript in a scholarly journal, after acceptance of your work for publication here. In this case you should clear your plan with your editor, who will advise you on what you need to do in order to keep the status of copyright ownership clear. 

Please be sure, whenever you seek permission, to request "nonexclusive world rights in the English language" and if a publisher cannot give you world rights, ask for information about other organizations that control the rights in other parts of the world, particularly the British Commonwealth. 

Permission need not be obtained for material that is not a direct quotation, but material paraphrased or summarized from another source should of course be clearly indicated as such (that is, it should be kept clearly demarcated from the author's own statements and credited to the original source). For an unusually extensive summary, paraphrase, or digest, especially if used for its own sake and not merely for criticism or illustration, the permission of the original publisher is required.

Friday, August 29, 2014

Tự chủ trong Luật giáo dục đại học của Việt Nam: Cần có tự chủ thực chất

Bài viết này của tôi đã được trình bày tại Diễn đàn giáo dục đại học do LSQ Hoa Kỳ phối hợp với GS Ngô Bảo Châu tổ chức vào ngày 31/7/2014, và đã được đăng trên Tia Sáng dưới dạng rút gọn. Nay xin đăng lại bản đầy đủ tại đây.
--------------


Tự chủ trong Luật giáo dục đại học của Việt Nam: Cần có tự chủ thực chất[1]
Vũ Thị Phương Anh
Luật giáo dục đại học Việt Nam, ban hành năm 2012 và có hiệu lực từ đầu năm 2013, đã khẳng định quyền tự chủ của các trường đại học trong một điều luật riêng - Điều 32 về quyền tự chủ của cơ sở giáo dục đại học. Sự kiện này được xem là một bước tiến quan trọng trong quan điểm quản trị đại học của nhà nước Việt Nam nói chung và Bộ Giáo dục nói riêng, vì đây là lần đầu tiên quyền tự chủ của trường đại học được đưa vào văn bản pháp luật. Đồng thời, điều luật này cũng một lần nữa khẳng định quyết tâm thực hiện những cải cách theo hướng tăng quyền tự chủ cho các trường như đã được nêu tại Điều 14 của Luật Giáo dục 2005: “nhà nước … [sẽ] tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ sở giáo dục.”[2]

Một điều đáng ngạc nhiên là mặc dù quyền tự chủ đã trở thành một quyền luật định của các trường đại học từ hơn một năm nay, nhưng dư luận xã hội và bản thân các trường đại học của Việt Nam, kể cả các trường đại học tư thục hoàn toàn không nhận kinh phí của nhà nước, vẫn cho rằng nhà nước – mà cụ thể là Bộ Giáo dục – đang kiểm soát các trường quá chặt chẽ với những quy định chi li, không đúng với tinh thần trao quyền tự chủ cho các trường. Tại sao có sự mâu thuẫn này? Phải chăng có sự khác biệt giữa quan niệm về tự chủ được nêu trong luật giáo dục đại học và quan niệm của các trường, vốn dựa trên định nghĩa phổ biến về tự chủ đại học trên thế giới? 

Tự chủ đại học theo quan điểm học thuật phương Tây
Trong diễn ngôn giáo dục đại học của các nước phương Tây, tự chủ là một khái niệm rất quan trọng và được xem là một giá trị căn bản của một trường đại học, như đã được tái khẳng định trong Tuyên bố Magna Charta Universitatum tại Bologna năm 1988[3] . Lịch sử của khái niệm này có thể lần ngược trở lại từ cách đây 10 thế kỷ, thời kỳ bắt đầu hình thành các trường đại học đầu tiên của phương Tây[4]. Và cũng trong suốt thời gian đó, khái niệm tự chủ cũng như các vấn đề liên quan như tại sao tự chủ là quan trọng, các khía cạnh của sự tự chủ vv đã được lật đi lật lại để bàn bạc, tranh luận, giải thích, biện giải, và phát triển thành một hệ thống lý luận tương đối hoàn chỉnh và vẫn còn tiếp tục được phát triển cho phù hợp với những thay đổi bên ngoài.

Với một lịch sử tồn tại hàng ngàn năm như vậy, cho đến nay đã tồn tại rất nhiều định nghĩa và các diễn giải khác nhau liên quan đến vấn đề tự chủ của các trường đại học. Tuy nhiên, dù có ít nhiều khác biệt trong cách diễn đạt và sự nhấn mạnh, hầu hết các tác giả đều thống nhất ở một số điểm then chốt, đó là: 

(1) Tự chủ là điều kiện tối cần thiết để một trường đại học có thể tồn tại và hoàn thành sứ mạng đã đề ra. 

 (2) Tự chủ là một khái niệm phức tạp, với nhiều khía cạnh khác nhau. Tối thiểu, quyền tự chủ của một trường đại học phải bao gồm các khía cạnh sau: tự chủ về quản trị, tự chủ trong hoạt động chuyên môn (hay: tự chủ học thuật), và tự chủ về tài chính. 

Trong 3 khía cạnh vừa nêu thì tự chủ trong hoạt động chuyên môn (như tự chủ về tuyển sinh, chương trình đào tạo, tiêu chuẩn giảng viên và các vị trí chuyên môn khác, các hoạt động nghiên cứu và chuyển giao công nghệ vv) được xem là cốt yếu vì nó liên quan trực tiếp đến các hoạt động hàng ngày của một trường đại học; nhưng tự chủ về tài chính và tự chủ về quản trị (tức về tổ chức bộ máy, về lựa chọn, tuyển dụng và bổ nhiệm nhân sự, về tầm nhìn và chiến lược hoạt động vv)  lại là những điều kiện cơ bản và cần thiết để nhà trường có thể triển khai quyền tự chủ học thuật một cách có hiệu quả.

(3) Tự chủ không phải là một tình trạng với hai trạng thái hoặc “có” hoặc “không”, mà là một đặc điểm mà mỗi trường có thể đạt được ở nhiều mức độ khác nhau, từ hoàn toàn không tự chủ đến hoàn toàn tự chủ. 

Có thể phân biệt hai mức độ tự chủ: tự chủ thực chất (substantive autonomy), là thẩm quyền đầy đủ để đưa ra các quyết định và vận hành nhà trường, và mức thấp hơn là tự chủ thủ tục (procedural autonomy), tức thẩm quyền trong việc thực hiện các quyết định sẵn có nhưng không có quyền đưa ra quyết định (Berdahl 1971; dẫn lại theo UNESCO 2014:22).

Tự chủ đại học trong Luật giáo dục đại học 2012
Quyền tự chủ của các trường đại học được xác định rõ tại Khoản 1, Điều 32 của Luật giáo dục đại học 2012. Nguyên văn Điều 32 với (gồm Khoản 1 và Khoản 2) về quyền tự chủ của cơ sở giáo dục đại học như sau:
1. Cơ sở giáo dục đại học tự chủ trong các hoạt động chủ yếu thuộc các lĩnh vực tổ chức và nhân sự, tài chính và tài sản, đào tạo, khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế, bảo đảm chất lượng giáo dục đại học. Cơ sở giáo dục đại học thực hiện quyền tự chủ ở mức độ cao hơn phù hợp với năng lực, kết quả xếp hạng và kết quả kiểm định chất lượng giáo dục.
2. Cơ sở giáo dục đại học không còn đủ năng lực thực hiện quyền tự chủ hoặc vi phạm pháp luật trong quá trình thực hiện quyền tự chủ, tùy thuộc mức độ, bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Đọc Điều 32, ta dễ có cảm giác rằng các trường đã được giao quyền một cách đầy đủ, vì mọi khía cạnh của tự chủ đều đã được đề cập: tự chủ về quản trị (tổ chức và nhân sự); tự chủ về tài chính (tài chính và tài sản); và tự chủ về học thuật (đào tạo, khoa học công nghệ, hợp tác quốc tế, đảm bảo chất lượng). Tuy nhiên, vẫn còn một số điểm mơ hồ, ví dụ như quyền tự chủ phải “phù hợp với năng lực” (Khoản 1), và những trường “không còn đủ năng lực thực hiện quyền tự chủ hoặc vi phạm pháp luật trong quá trình thực hiện quyền tự chủ” sẽ “bị xử lý theo quy định của pháp luật” (Khoản 2). Thế nhưng, năng lực thực hiện quyền tự chủ là gì và ai là người có thẩm quyền xác định điều này thì lại không được xác định rõ ràng. 

Giả định rằng việc xác định năng lực của các trường sẽ do Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định trong từng trường hợp cụ thể, thì quyền tự chủ của trường đại học vừa được xác định trong khoản 1 của Điều 32 trên thực tế đã bị vô hiệu hóa – ít ra là cho đến lúc việc xác định năng lực của các trường được làm rõ.

Xem xét toàn bộ tất cả các điều khoản trong Luật Giáo dục đại học càng cho thấy quyền tự chủ thực sự của các trường đại học khó có thể trở thành hiện thực, vì có quá nhiều điểm hoàn toàn trái với tinh thần tự chủ đại học hoặc mơ hồ đến độ không thể thực thi. Thường xuyên xảy ra tình trạng ngay quyền tự chủ vừa được giao ở điều này bị hạn chế tại một điều khác, thậm chí có sự mâu thuẫn ngay giữa hai khoản trong cùng một điều luật.  Khái niệm tự chủ chưa được hiểu đúng, dẫn đến việc từng khía cạnh của quyền tự chủ đều bị hạn chế hoặc chỉ được trao một cách hình thức và thường xuyên bị thu hẹp thêm bởi các điều khoản khác. Dưới đây là phần phân tích dựa trên các trích dẫn từ trong Luật Giáo dục đại học 2012.

1.      Về khái niệm “tự chủ”
Không giống như quan niệm phổ biến ở phương Tây, Luật Giáo dục Việt Nam cho thấy tự chủ không được xem là quyền đương nhiên của cơ sở giáo dục đại học, mà phụ thuộc vào năng lực (đã phân tích ở trên) đồng thời dựa trên kết quả xếp hạng và kiểm định (Điều 32; Điều 53). Cả hai việc này đều do nhà nước kiểm soát.

Về việc xếp hạng, cho đến nay vẫn chưa biết ai sẽ là người thực hiện; tuy nhiên, Luật Giáo dục đại học đã có sẵn quy định về việc công nhận kết quả xếp hạng (Chính phủ quy định tiêu chuẩn phân tầng …. Thủ tướng chính phủ công nhận xếp hạng đối với trường đại học. Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận xếp hạng đối với trường cao đẳng …. Căn cứ kết quả xếp hạng, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với UBND tỉnh, thành phố … để hỗ trợ …. Điều 9, Khoản 5). 

Trong khi đó, mặc dù việc kiểm định độc lập đã được đặt ra từ lâu, nhưng theo Luật Giáo dục đại học thì việc kiểm định chất lượng hoàn toàn do Bộ GD & ĐT kiểm soát, từ khâu ban hành chuẩn đối với cơ sở giáo dục và chương trình giáo dục; yêu cầu tối thiểu để thực hiện chương trình; quy trình và chu kỳ kiểm định; nguyên tắc, điều kiện, và tiêu chuẩn của tổ chức, cá nhân hoạt động kiểm định chất lượng; cấp giấy, thu hồi giấy chứng nhận kiểm định; quyết định thành lập hoặc cho phép hoạt động kiểm định (Điều 52, Khoản 3). Nói cách khác, quyền tự chủ của các trường phụ thuộc hoàn toàn vào những quyết định của nhà nước liên quan việc xác định xem cơ sở giáo dục xứng đáng được trao quyền tự chủ đến đâu. 

Quan niệm nói trên về tự chủ kéo theo quan điểm trao cho nhà nước, mà cụ thể là Bộ Giáo dục và Đào tạo, có thẩm quyền rất lớn trên toàn bộ hoạt động của các trường, và cả ba khía cạnh tự chủ của trường đại học đều bị hạn chế một cách tối đa.

2.      Về tự chủ trong lĩnh vực chuyên môn
Tự chủ trong lĩnh vực chuyên môn (hay tự chủ học thuật) bao gồm mọi hoạt động mang tính chuyên môn/học thuật đặc thù của một trường đại học, trong đó quan trọng là hoạt động đào tạo. Hai vấn đề thường được đề cập đến nhất của hoạt động đào tạo là tuyển sinh và mở ngành/chuyên ngành đào tạo. 

Điều 34 về chỉ tiêu tuyển sinh và tổ chức tuyển sinh quy định rõ các cơ sở giáo dục có quyền tự tự xác định chỉ tiêu tuyển sinh và phương thức tuyển sinh (Điều 34, Khoản 1, Mục b và Khoản 2, Mục b). Tuy nhiên, Khoản 3 của điều luật này nêu rõ “Bộ trưởng Bộ GD & ĐT quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh và ban hành quy chế tuyển sinh”, cho thấy việc thể hiện quyền tự chủ trong một hoạt động cụ thể này cũng được khoanh vùng trong những quy định chặt chẽ và chi li của Bộ, chẳng hạn quy định về số lượng giảng viên và diện tích phòng học trên đầu sinh viên, vv.

Điều 33 của Luật Giáo dục đại học về mở ngành/chuyên ngành đào tạo thể hiện rõ nét vai trò kiểm soát của Bộ. Khoản 2 của Điều 33 xác định “Bộ trưởng Bộ GD & ĐT quy định cụ thể điều kiện, trình tự, thủ tục mở hoặc đình chỉ hoạt động của ngành đào tạo … hoặc chuyên ngành đào tạo …; quyết định cho phép mở hoặc đình chỉ hoạt động của ngành đào tạo … hoặc chuyên ngành đào tạo” ở mọi trình độ từ cao đẳng đến tiến sĩ. Không có chỗ nào cho quyền tự chủ của các trường.

Những hoạt động khác có liên quan đến hoạt động đào tạo bao gồm việc xây dựng chương trình và giáo trình giảng dạy (Điều 36), tổ chức và quản lý đào tạo (Điều 37), cấp phát và quản lý văn bằng, chứng chỉ (Điều 38). Ở cả 3 điều này đều có tình trạng quyền tự chủ được khẳng định ở khoản này thì ở khoản khác quyền tự chủ ấy đã ngay lập tức bị hạn chế bởi quy định “Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về việc …” hoặc “Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy chế …” ở khoản cuối trong mỗi điều luật. Trong khi đó, ai cũng biết các quy định, quy chế do Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc các cơ quan quản lý nhà nước khác thường rất xa rời thực tế và chậm thay đổi, hoặc ngược lại thay đổi liên tục và thiếu tính ổn định, gây ra không ít khó khăn cho các trường. 

Trong các hoạt động chuyên môn khác của các trường – khoa học công nghệ, hợp tác quốc tế và đảm bảo chất lượng – sự kiểm soát của nhà nước lại càng chặt chẽ hơn, và tình trạng hạn chế quyền tự chủ của các trường bằng điều khoản giao thẩm quyền kiểm soát cho các cơ quan quản lý nhà nước ở khoản cuối cùng của mỗi điều luật cũng xảy ra tương tự như trên (Điều 42, Khoản 3 về quản lý khoa học công nghệ; Điều 48, Khoản 3 về quản lý hoạt động hợp tác quốc tế; Điều 52, Khoản 3).

3.      Về quyền tự chủ tài chính và quản trị
Như đã phân tích ở trên, tự chủ về tài chính và quản trị (xác định tầm nhìn và chiến lược hoạt động; tổ chức bộ máy; lựa chọn, tuyển dụng và bổ nhiệm nhân sự; đầu tư, thu chi tài chính vv) là những điều kiện căn bản đảm bảo cho các trường triển khai mọi hoạt động chuyên môn một cách  ổn định và với hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên, trong Luật Giáo dục đại học cả hai điều kiện này đều rất hạn chế.

Về tự chủ tài chính, chỉ có trường đại học tư mới có quyền tự xác định mức học phí, còn trường công lập phải thu học phí theo quy định của nhà nước. Tất cả các mặt khác của hoạt động tài chính, kể cả trong các trường tư, đều phải theo những quy định chặt chẽ. Ví dụ, ngay cả với trường đại học tư thục thì Luật Giáo dục còn quy định cả việc sử dụng phần tài chính chênh lệch giữa thu và chi, rút vốn và chuyển nhượng vốn (Điều 66), và chịu sự kiểm tra, thanh tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan khác (Điều 67). 

Sự thiếu tự chủ của các trường được thể hiện rõ nhất ở khía cạnh quản trị. Trong tổng số 11 chương (không kể chương cuối, Điều khoản thi hành, không có nội dung gì cụ thể), đã có đến 5 chương có liên quan đến khía cạnh quản trị của các trường đại học. 

Có 4 chương nêu các khía cạnh quản trị cụ thể trong một trường đại học. Chương I (Những quy định chung) quy định về vai trò của tổ chức Đảng và các đoàn thể trong trường đại học mà tất cả các trường đều phải tuân theo. Chương II (Tổ chức cơ sở giáo dục đại học) quy định chi li mọi khía cạnh của cơ cấu tổ chức của mọi loại hình trường đại học, và ngay cả trường đại học tư cũng phải theo các quy định chi tiết đến cả nhiệm kỳ và tuổi của Hiệu trưởng, và quan hệ giữa Hiệu trưởng và các loại hội đồng trong cơ cấu tổ chức của nhà trường. Chương III quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ sở giáo dục đại học (bao gồm cả quyền tự chủ đang được thảo luận trong bài viết này), theo đó mọi loại hình trường đều phải có nhiệm vụ báo cáo hoạt động và chịu sự kiểm tra, thanh tra của Bộ Giáo dục, các bộ ngành có liên quan, hoặc uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi nhà trường đặt cơ sở hoạt động (Điều 28). Chương VIII (Giảng viên) quy định về trình độ, chức danh, nhiệm vụ và quyền hạn của mọi giảng viên đại học trong mọi loại hình trường, kể cả giảng viên thỉnh giảng và báo cáo viên. 

Ngoài 4 chương vừa nêu, Luật Giáo dục đại học còn có hẳn một chương riêng về quản lý nhà nước đối với giáo dục đại học (Chương IV), trong đó Điều 68 về nội dung quản lý nhà nước về giáo dục đại học với 12 khoản cho thấy hầu như không có khía cạnh hoạt động nào của một trường đại học mà không có sự chỉ đạo và kiểm tra giám sát của nhà nước, từ chiến lược và chính sách phát triển giáo dục đại học – một việc ở tầm vĩ mô, xứng đáng để nhà nước quan tâm quản lý; đến khối lượng, cấu trúc chương trình, biên soạn và xuất bản giáo trình và tài liệu học tập, bồi đưỡng giảng viên, đến cả quy định về việc tặng danh hiệu vinh dự cho những người có đóng góp cho giáo dục đại  học – những việc ở tầm vi mô mà nếu Bộ Giáo dục và Đào tạo mất quá nhiều thời gian vào đây thì sẽ không còn thời gian để quan tâm đến những vấn đề lớn hơn của ngành giáo dục nữa.

Cần có tự chủ thực chất
Việc đưa quyền tự chủ của các trường đại học vào trong Luật Giáo dục đại học 2012 quả là một bước tiến lớn trong quản lý giáo dục đại học tại Việt Nam, vốn rất quen với sự chỉ đạo và kiểm soát chặt chẽ từng li từng tí của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với các trường cũng như với các giảng viên và cả người học. Kết quả của cách làm cũ rõ ràng là chưa được như mong muốn của mọi người, đặc biệt là trong thời đại ngày nay khi nhu cầu học đại học đã trở thành một nhu cầu đại chúng. 

Kinh nghiệm của thế giới cho thấy các trường đại học chỉ có thể phát huy được tiềm năng của mình để đóng góp vào việc đào tạo nhân lực và thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế với hiệu quả cao nhất nếu quyền tự chủ được trao cho các trường một cách đầy đủ. Phân tích Luật Giáo dục đại học vừa mới ban hành và bắt đầu có hiệu lực cho thấy sự kiểm soát của nhà nước vẫn còn quá chặt chẽ, cho dù quyền tự chủ của các trường đại học đã được nêu rõ ràng trong một điều luật riêng.

Tất cả những điều khoản cụ thể hoá quyền tự chủ đại học trong Luật Giáo dục đại học – như tự xác định chỉ tiêu tuyển sinh và phương thức tuyển sinh, tự xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo (trong khuôn khổ các quy định của Bộ), hoặc tự in phôi bằng, cấp văn bằng cho người học – cho thấy trong quan niệm của những người làm luật thì tự chủ đại học chỉ có thể ở mức độ tự chủ thủ tục (procedural autonomy), và ngay cả ở mức độ này thì quyền tự chủ của các trường vẫn còn khá hạn chế. Trong khi đó, tự chủ thực chất (substantive autonomy, liên quan chủ yếu đến tự chủ về quản trị), và kèm theo đó là một hệ thống giám sát minh bạch và hiệu quả, mới thực sự là điều mà chúng ta đang cần để có thể nâng cao hiệu quả và chất lượng của giáo dục đại học của Việt Nam. 
-------------------


[1] Báo cáo đã trình bày trong diễn đàn Đối thoại giáo dục ngày 31/7/2014 do LSQ Hoa Kỳ phối hợp với nhóm Đối thoại giáo dục của GS Ngô Bảo Châu tổ chức.
[2] http://www.moj.gov.vn/vbpq/Lists/Vn%20bn%20php%20lut/View_Detail.aspx?ItemID=18148
Điều 14. Quản lý nhà nước về giáo dục - Nhà nước thống nhất quản lý hệ thống giáo dục quốc dân về mục tiêu, chương trình, nội dung, kế hoạch giáo dục, tiêu chuẩn nhà giáo, quy chế thi cử, hệ thống văn bằng, chứng chỉ; tập trung quản lý chất lượng giáo dục, thực hiện phân công, phân cấp quản lý giáo dục, tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ sở giáo dục.

Tư liệu: Giáo dục đại học và các nước đang phát triển (CGD Working paper 139, Feb 2008)

Tư liệu dành cho những người nghiên cứu về giáo dục đại học tại các nước đang phát triển.
Tại đây: http://www.cgdev.org/files/15310_file_HigherEd.pdf
--------
Working Paper Number 139
February 2008

Abstract

This paper analyzes a relatively neglected facet of the complex debate regarding human capital – higher (or tertiary) education. It addresses five broad questions examining higher education in developing countries. One, are the economic effects of higher education on developing countries different from those in industrialized countries, with its links with labor markets of lesser importance than its impact on institutional development? Two, how does the impact of higher education depend on the type of education and its beneficiaries? Three, with the state unable to meet growing demand pressures, what should be the proper role of the state to ensure not just quality but also equity and access? Four, how should countries rethink the provision of higher education in an “open economy” from seeking education abroad or encouraging foreign providers into the country or simply linking domestic institutions with foreign quality assurance mechanisms? And five, do new technologies offer developing countries a new paradigm to expand the provision of high quality but low cost higher education? The aim is not to provide categorical answers to these complex questions, but rather highlight the analytical and empirical lacuna with regard to each of these questions.

(bản dịch phần tóm tắt, và một số nội dung chính của bài viết sẽ được cung cấp sau, khi tôi có thời gian để quay lại vấn đề này.)

Thursday, August 28, 2014

Các quy định đối với giảng viên đại học

Entry này chỉ nhằm giúp tôi lưu lại thông tin cho mình để dễ dàng tra cứu khi cần thiết mà thôi, liên quan đến việc quản lý giảng viên ở các trường đại học. Đưa lên đây để ai đó khi cần thì có thể tra cứu với tất cả thông tin nằm ở một nơi, dễ tìm kiếm. Tôi sắp xếp theo thứ tự thời gian ngược từ mới đến cũ.
----------------

1. Nghị định 141/2013 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục đại học. Ở đây:: http://moj.gov.vn/vbpq/Lists/Vn%20bn%20php%20lut/View_Detail.aspx?ItemID=28732

Điều 8. Chính sách đối với giảng viên
1. Hệ thống chức danh và tiêu chuẩn các chức danh giảng viên được làm căn cứ để xếp hạng chức danh nghề nghiệp và thực hiện các chế độ chính sách đối với giảng viên trong các cơ sở giáo dục đại học. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định tiêu chuẩn các chức danh giảng viên.
2. Thang, bậc lương đối với giảng viên được quy định cụ thể, có sự phân biệt khác nhau giữa năm chức danh: Trợ giảng, giảng viên, giảng viên chính, phó giáo sư, giáo sư theo quy định của Luật Giáo dục đại học. Chức danh phó giáo sư được xếp hạng I theo phân hạng chức danh nghề nghiệp viên chức và hưng thang, bậc lương tương ứng ngạch chuyên viên cao cấp. Chức danh giáo sư được xếp hạng I theo phân hạng chức danh nghề nghiệp viên chức và hưởng thang, bậc lương tương đương chuyên gia cao cấp.
3. Cơ sgiáo dục đại học tư thục và cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài vận dụng quy định hệ thống chính sách tiền lương, phụ cấp và các chính sách khác đối với giảng viên trong các cơ sgiáo dục đại học công lập để thực hiện chế độ chính sách đối với nhà giáo, bảo đảm không thấp hơn tiền lương và phụ cấp của giảng viên trong các cơ sở giáo dục đại học công lập có cùng trình độ đào tạo và thâm niên công tác.
---
2. Luật giáo dục đại học 2012, có hiệu lực từ 1/1/2013, Chương VIII về giảng viên, từ điều 54 đến điều 58. Luật giáo dục đại học ở đây: http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=1&mode=detail&document_id=163054
---
3. Thông tư số 44/2011/TT-BGDĐT ngày 10/11/2011 về chế độ thỉnh giảng trong các cơ sở giáo dục. Ở đây:  http://thuvienphapluat.vn/archive/Thong-tu-44-2011-TT-BGDDT-che-do-thinh-giang-trong-co-so-giao-duc-vb130159.aspx

Chú ý điều 7 của thông tư này quy định hợp đồng thỉnh giảng đối với giảng viên là cán bộ, công chức, viên chức của nơi khác thì khi ký hợp đồng cần có bản cam kết hoàn thành nhiệm vụ nơi mình công tác.
---

Điều 14. Quyền của viên chức về hoạt động kinh doanh và làm việc ngoài thời gian quy định
1. Được hoạt động nghề nghiệp ngoài thời gian làm việc quy định trong hợp đồng làm việc, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Được ký hợp đồng vụ, việc với cơ quan, tổ chức, đơn vị khác mà pháp luật không cấm nhưng phải hoàn thành nhiệm vụ được giao và có sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
3. Được góp vốn nhưng không tham gia quản lý, điều hành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác.
---
5. Thông tư số 36/2010/TT- BGDĐT ngày 15/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định chế độ làm việc đối với giảng viên. Ở đây: http://www.moet.gov.vn/?page=6.10&view=3089

6. Quy định chế độ làm việc đối với giảng viên (64/2008/QĐ-BGDĐT). Ở đây: http://www.dthu.edu.vn/mainPage/documents/8.pdf, bao gồm giảng viên biên chế của đại học công lập hoặc giảng viên cơ hữu của ngoài công lập.




Monday, August 25, 2014

Giáo dục đại học tư nhân tại Đông Á - World Bank 2010 (1)

Nguồn: http://siteresources.worldbank.org/INTEASTASIAPACIFIC/Resources/EastAsianPrivateHigherEducation.pdf

Một tài liệu rất đáng để tham khảo. Xin ghi nhanh lại vài ý chính:

1. Tỷ lệ sinh viên học tại các đại học tư ở các nước Đông Á là rất lớn, cao hơn VN rất nhiều. Trừ Bắc Triều Tiên và Myanmar hiện không có đại học tư, tất các nước khác đều có tỷ lệ cao hơn VN (VN đứng cuối danh sách ở mức 12,6%). Trung Quốc là nước có vị trí sát cạnh VN cũng có tỷ lệ đến 28,3%).

2. PHE tại TQ: Muộn, nhưng mạnh

Ra đời vào thập niên 1980 như kết quả của nền kinh tế thị trường, đến 2008 PHE đã chiếm 20% tổng số sinh viên tại TQ, và còn tiếp tục tăng dù giáo dục đại học công cũng tăng. Nhà nước TQ tích cực thúc đẩy PHE, nhưng không hỗ trợ về kinh phí cho các trường này. Chủ yếu đào tạo phục vụ thị trường.


(còn tiếp)


Luật giáo dục đại học tư của Thái Lan 2003 (Private Higher Education Act BE 2546)

Luật giáo dục đại học của Việt Nam ra đời năm 2012 và có hiệu lực năm 2013, tức vẫn còn rất mới, và nhiều điều còn chưa được áp dụng đầy đủ. Tuy nhiên, những nhược điểm của nó đã bộc lộ ra, đặc biệt là những quy định liên quan đến đại học tư thục.

Để tìm hiểu xem các nước khác trên thế giới, đặc biệt là những nước có điều kiện tương tự với Việt Nam, tôi bắt đầu sưu tầm luật giáo dục đại học tư nhân của các nước để lưu lại và chia sẻ tại trang blog này cho mọi người cùng tham khảo. 

Dưới đây là đường dẫn đến Luật giáo dục đại học tư thục của Thái Lan (năm 2003, tức có trước VN 10 năm), với một số nhận xét ban đầu của tôi về những điểm đáng lưu ý. Các bạn đọc và có phát hiện ra điều gì thì cho ý kiến thêm nhé.
------------
Nguồn: http://www.albany.edu/dept/eaps/prophe/data/Country_Law/ThaiPHEAct2003.pdf

Những điểm khác biệt so với VN:

- Ở VN, HT phải có bằng Tiến sĩ, và chỉ được làm tối đa 2 nhiệm kỳ; quy định này chung cho cả trường tư và trường công (Điều 20, Luật GD ĐH VN). Ở Thái, hiệu trưởng trường tư (không rõ trường công thì thế nào) chỉ cần có bằng cử nhân và tối thiểu 5 năm kinh nghiệm giảng dạy hoặc quản lý trong một trường đại học (Điều 41, Private Higher Education Act BE 2546)

- Giảng viên đại học của VN tối thiểu phải có bằng thạc sĩ (Điều 54, Luật GD ĐH VN)). Ở Thái Lan giảng viên trường tư (không rõ trường công có khác hay không) chỉ cần có bằng cử nhân (Điều 46, Private Higher Education Act BE 2546).

Còn vài điểm khác biệt nho nhỏ nữa, nhưng có vẻ không quan trọng nhiều và không đáng chú ý. Điều đáng ghi nhận nhất là: KHÔNG CÓ SỰ PHÂN BIỆT GIỮA ĐẠI HỌC TƯ VÌ LỢI NHUẬN VÀ PHI LỢI NHUẬN (điều này đồng nghĩa với việc: đa số - nếu không phải là tất cả - các trường tư của Thái Lan là trường "vì lợi nhuận" theo định nghĩa của Mỹ.

Tạm dừng ở đây, sẽ bổ sung thêm những phát hiện mới nếu có.


Tuesday, August 19, 2014

Chính sách nào cho đại học tư phi lợi nhuận? – Trần Ngọc Diệp

Chính sách nào cho đại học tư phi lợi nhuận? – Trần Ngọc Diệp


Báo cáo của Hiệp hội các Trường ĐH-CĐ ngoài công lập tại Hội nghị Đánh giá 20 năm Phát triển Mô hình giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam 1993 – 2013, các trường đều tự nhận là trường tư phi lợi nhuận trong khi phần lớn đều hoạt động vì lợi nhuận. Vì sao lại có tình trạng đó?
---
Tình trạng tự phong “phi lợi nhuận” tại Việt Nam 
Sau khi Luật Giáo dục ra đời năm 2005, hệ thống các trường ngoài công lập thu lại chỉ còn hai loại hình là trường tư thục và trường có vốn đầu tư nước ngoài. Hình thức trường bán công và dân lập bị xóa bỏ. Từ đó đến nay, khái niệm về trường tư phi lợi nhuận và vì lợi nhuận dường như bị “bỏ ngỏ” và chỉ nóng lên trong thời gian gần đây.

Mặc dù khái niệm “đại học phi lợi nhuận” đã được nhắc đến nhiều lần trong hơn 20 năm trở lại đây – kể từ khi đại học ngoài công lập đầu tiên ra đời năm 1989, mãi đến năm 2012 khi Luật Giáo dục đại học (GDĐH) được ban hành, khái niệm “phi lợi nhuận” mới “thiết chế hoá” và định nghĩa cụ thể lần đầu tiên. Mục 7 điều 4 của Luật GDĐH 2012 giải thích rằng: Cơ sở giáo dục đại học tư thục và cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không lợi nhuận là cơ sở giáo dục đại học mà phần lợi nhuận tích lũy hằng năm là tài sản chung không chia, để tái đầu tư phát triển cơ sở giáo dục đại học, các cổ đông hoặc các thành viên góp vốn không hưởng lợi tức hoặc hưởng lợi tức hằng năm không vượt quá lãi suất trái phiếu Chính phủ.

Tuy nhiên, cách giải thích này vẫn chưa giải quyết được điểm mấu chốt trong tranh luận liên quan đến quyền sở hữu và việc cho phép kinh doanh tạo lợi nhuận cho nhà đầu tư trong giáo dục đại học. Cụ thể là:

•    Điều 20 luật Giáo dục 2005 và khoản 3 điều 11 của Luật GDĐH 2012 đều cấm lợi dụng các hoạt động giáo dục vì mục đích vụ lợi. Trong khi đó, Quy chế Đại học tư thục (ĐHTT) cho phép chia cổ tức và tổ chức trường đại học giống như một công ty cổ phần. Hoạt động của trường đều nhằm tìm kiếm lợi nhuận để làm lợi cho các nhà đầu tư.

•    Quyết định 61/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế ĐHTT quy định “Tài sản là vốn góp được công nhận sở hữu tư nhân. Tài sản tăng thêm thuộc sở hữu chung của trường”. Tài sản tăng thêm thuộc sở hữu chung của nhà trường và do Hội đồng quản trị (HĐQT) quản lý. HĐQT lại bao gồm cả những cá nhân không góp vốn ban đầu. Chính sách này thể hiện hai mâu thuẫn. Một là các nhà đầu tư đầu tư vào các hoạt động gây lời nhưng lại không được hưởng lợi nhuận – mâu thuẫn trực tiếp với động lực đầu tư. Hai là những người không đóng góp gì lại có quyền quản lý điều hành phần tài sản chung của trường.
Những mâu thuẫn trong các quy định này khiến cho tình trạng quản lý khó khăn. Hệ quả là đúng như nhận định tại Báo cáo của Hiệp hội các Trường ĐH-CĐ ngoài công lập tại Hội nghị Đánh giá 20 năm Phát triển Mô hình giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam 1993 – 2013, các trường đều tự nhận là trường tư phi lợi nhuận trong khi phần lớn đều hoạt động vì lợi nhuận[i]. Bên cạnh đó, nhà nước cũng không thể có cơ chế hỗ trợ cho các trường phi lợi nhuận như nhiều nước khác như Nhật Bản, Philippines hay Thái Lan đang thực hiện.

Vậy làm thế nào để có thể xây dựng được một cơ chế chính sách hợp lý, và giải quyết được những mâu thuẫn nêu trên. Phần tiếp theo của bài viết này sẽ điểm qua chính sách đối với các tổ chức phi lợi nhuận, trong đó bao gồm các trường tư phi lợi nhuận của Mỹ – quốc gia được đánh giá là có hệ thống pháp quy hoàn chỉnh nhất trong việc phân biệt giữa các tổ chức phi lợi nhuận và vì lợi nhuận; từ đó, rút ra những kinh nghiệm có thể áp dụng cho Việt Nam.

Phân định ranh giới phi lợi nhuận và vì lợi nhuận tại Mỹ
Trường đại học tư đầu tiên của Mỹ là trường Harvard được thành lập vào năm 1636. Cho đến nay, nước Mỹ có 1.600 trường đại học, cao đẳng tư phi lợi nhuận, chiếm 36% tổng số trường đại học và cao đẳng cộng đồng trên cả nước. Tỉ lệ này của trường tư vì lợi nhuận là 27%. Số lượng sinh viên nhập học ở các trường phi lợi nhuận là 3,4 triệu[ii].

Các trường tư phi lợi nhuận được xếp cùng trong hệ thống các tổ chức phi lợi nhuận, thường được gọi là các tổ chức 503 (c) theo điều khoản 503 (c) của Quy định về Mã số thu nhâp (Internal Revenue Code). Đây là điều khoản quan trọng của đạo luật bởi nó quy định những điều mà các trường phi lợi nhuận được phép, và không được phép làm. Sự ra đời của điều 503 (c) bắt nguồn từ Luật Thuế quan (Tariff Act) 1894, quy định việc miễn thuế cho các pháp nhân tổ chức hoạt động hoàn toàn vì mục đích từ thiện, tôn giáo hay giáo dục bởi các lợi ích mà các tổ chức này mang đến cho xã hội. Quốc hội Mỹ sau đó đã tái khẳng định quan điểm này ở Luật về Thu nhập (Revenue Act) năm 1938.

Để được công nhận là một tổ chức phi lợi nhuận, các trường tư phải đạt được các yêu cầu liên quan đến bảy nội dung về tổ chức, vận hành, sử dụng lợi nhuận, vận động hành lang, vận động chính trị, lợi ích công và chính sách công[iii]:

Về mặt tổ chức, các tổ chức này phải được thành lập vì một trong số các mục đích sau: làm từ thiện, tôn giáo, giáo dục, khoa học, văn học, hỗ trợ cho an toàn cộng đồng, thúc đẩy tinh thần thể thao cạnh tranh chuyên nghiệp hoặc không chuyên, và việc chống lại hành hung trẻ em và động vật. Trong tầm nhìn hoạt động của tổ chức ghi rõ những hoạt động mà tổ chức được phép thực hiện phải có quan hệ mật thiết với một trong những mục đích kể trên.

Về mặt vận hành, trường tư phi lợi nhuận được phép tiến hành các hoạt động tạo lợi nhuận tuy nhiên những hoạt động này không thể trở thành các hoạt động chính của tổ chức. Các hoạt động vì lợi nhuận này đồng thời sẽ phải chịu thuế. Nếu như bị phát hiện các hoạt động kinh doanh vì lợi nhuận quá nhiều hơn các hoạt động phi lợi nhuận, tổ chức phi lợi nhuận này có thể bị tước đi sự công nhận là tổ chức phi lợi nhuận. Do đó, để không làm ảnh hưởng đến pháp nhân phi lợi nhuận của tổ chức mẹ, các tổ chức này thường sẽ thành lập những pháp nhân vì lợi nhuận, chịu thuế, và trực thuộc tổ chức mẹ phi lợi nhuận. Ví dụ như tổ chức độc lập phi lợi nhuận ETS có một nhánh con vì lợi nhuận là công ty đa quốc gia the Chauncey Group International chuyên cung cấp các dịch vụ liên quan đến thiết kế, phát triển, và quản lý các chương trình đánh giá chứng chỉ nghề nghiệp.

Cách sử dụng lợi nhuận được coi là sự phân định cơ bản giữa tổ chức phi lợi nhuận và vì lợi nhuận. Các trường tư phi lợi nhuận là các cơ sở giáo dục hoạt động không vì mục đích làm giàu cho các nhân, các tài sản của trường phải được dành cho các mục đích từ thiện mãi mãi, và thu nhập ròng không được phép lại cho chủ sở hữu hay chia cho các cổ đông dưới hình thức cổ tức. Các trường tư vì lợi nhuận không có những đặc tính kể trên. Thay vào đó, mục đích cuối cùng của các trường này là làm lợi cho các cổ đông hoặc chủ sở hữu của trường.

Hai quy định tiếp theo là các trường tư phi lợi nhuận phải hạn chế các hoạt động vận động hành lang cho nhóm lợi ích (lobbying) và tuyệt đối không tham gia vào các chiến dịch vận động tranh cử cho đảng phái chính trị.

Các tổ chức phi lợi nhuận phải hoạt động vì lợi ích của cộng đồng số đông, không phải vì lợi ích của các nhân. Những người được hưởng lợi từ các hoạt động của tổ chức phải là số đông.

Cuối cùng, các hoạt động của trường không được vi phạm hay ảnh hưởng đến nguyên tắc cơ bản của chính sách công liên quan đến quyền lợi của số đông cộng đồng.

Bài học cho Việt Nam 
Như vậy, việc vận hành một trường tư phi lợi nhuận của Mỹ không chỉ nằm ở một vài dòng định nghĩa được ghi trên Luật mà có một loạt các tiêu chuẩn liên quan đến tổ chức và hoạt động. Việt Nam tuy đã đưa ra được một định nghĩa về trường tư phi lợi nhuận dựa trên việc sử dụng thu nhập ròng nhưng chưa có các chính sách và quy định đảm bảo việc thực hiện quy định của các trường tự nhận là phi lợi nhuận. Dựa vào kinh nghiệm của hệ thống chính sách Mỹ, tác giả cho rằng Việt Nam có thể đưa ra những khuyến nghị về chính sách để phân biệt đại học vì lợi nhuận và không vì lợi nhuận cũng như các chính sách khuyến khích, ưu đãi đại học không vì lợi nhuận như sau:

•    Công nhận sự tồn tại của các trường tư vì lợi nhuận và các trường tư phi lợi nhuận là một phần tất yếu của quá trình mở rộng đại học ra ngoài khu vực công.

•    Ban hành quy định và chuẩn mực để phân biệt hai loại hình trường tư phi lợi nhuận với các trường vì lợi nhuận.

•    Các trường tư phi lợi nhuận cần được Nhà nước công nhận dựa vào các yêu cầu ban hành. Nhà nước cũng có quyền tước đi pháp nhân phi lợi nhuận này nếu trường không duy trì được tính phi lợi nhuận. Để giúp đỡ quá trình giám sát này, Nhà nước cần có quy định yêu cầu minh bạch tài chính và Kiểm toán đối với các trường. Yêu cầu Kiểm toán cũng sẽ giúp Nhà nước quản lý việc lợi nhuận được sử dụng lợi nhuận cho mục đích chung thay vì phân chia lại cho các nhà đầu tư hay chủ sở hữu.

Bên cạnh đó, nhà nước cũng cần có những chính sách khuyến khích sự phát triển của các trường tư phi lợi nhuận. Thực tế cho thấy, ngay cả ở nước Mỹ, trung tâm thị trường thế giới, sự phát triển của các trường tư phi lợi nhuận luôn mang lại lợi ích lớn hơn cho xã hội nên cần được khuyến khích phát triển.

•    Thứ nhất, miễn thuế thu nhập và thuế đất cho các trường tư phi lợi nhuận.

•   Thứ hai, có những hỗ trợ về mặt tài chính hoặc giúp đỡ về nguồn lực cho các trường phi lợi nhuận đang đào tạo các ngành giúp bổ sung nguồn nhân lực cho nền kinh tế.

•    Thứ ba, khuyến khích các trường, nếu có ý tưởng và nguồn lực, có thể tham gia thực hiện các hoat động sinh lời theo mô hình pháp nhân mẹ – nhánh con như ví dụ nêu trên. Tuy nhiên, khi thực hiện chính sách này, cần đảm bảo khả năng giám sát và phối hợp giám sát của các cơ quan nhà nước cần được thực hiện nhịp nhàng.

•    Thứ tư, khuyến khích việc hiến tặng của cá nhân cho các trường bằng cách miễn giảm thuế cho phần thu nhập sau khi hiến tặng.

Trần Ngọc Diệp, ĐH Victoria, New Zealand

(Bài đã đăng trên Tia Sáng: http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=113&CategoryID=6&News=7740)
[i] Báo cáo của Hiệp hội các Trường ĐH-CĐ NCL tại Hội nghị Đánh giá 20 Năm Phát triển Mô hình GDĐH NCL ở Việt Nam  1993 – 2013
[ii] National Association of Independent Colleges and Universities (2014). Retrieved July 27, 2014 from http://www.naicu.edu/about/page/about-us-higher-education-and-private-nonprofit-colleges.
[iii] Internal Revenue Service. (2014). Exempt Requirements – 501 (c)(3) Organizations. Retrieved July 27, 2014 , , from http://www.irs.gov/Charities-&-Non-Profits/Charitable-Organizations/Exemption-Requirements-Section-501(c)(3)-Organizations

Wednesday, August 13, 2014

Tự chủ trong Luật giáo dục đại học của Việt Nam: Cần có tự chủ thực chất



Tự chủ trong Luật giáo dục đại học của Việt Nam: Cần có tự chủ thực chất[1]
Vũ Thị Phương Anh
Luật giáo dục đại học Việt Nam, ban hành năm 2012 và có hiệu lực từ đầu năm 2013, đã khẳng định quyền tự chủ của các trường đại học trong một điều luật riêng - Điều 32 về quyền tự chủ của cơ sở giáo dục đại học. Sự kiện này được xem là một bước tiến quan trọng trong quan điểm quản trị đại học của nhà nước Việt Nam nói chung và Bộ Giáo dục nói riêng, vì đây là lần đầu tiên quyền tự chủ của trường đại học được đưa vào văn bản pháp luật. Đồng thời, điều luật này cũng một lần nữa khẳng định quyết tâm thực hiện những cải cách theo hướng tăng quyền tự chủ cho các trường như đã được nêu tại Điều 14 của Luật Giáo dục 2005: “nhà nước … [sẽ] tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ sở giáo dục.”[2]

Một điều đáng ngạc nhiên là mặc dù quyền tự chủ đã trở thành một quyền luật định của các trường đại học từ hơn một năm nay, nhưng dư luận xã hội và bản thân các trường đại học của Việt Nam, kể cả các trường đại học tư thục hoàn toàn không nhận kinh phí của nhà nước, vẫn cho rằng nhà nước – mà cụ thể là Bộ Giáo dục – đang kiểm soát các trường quá chặt chẽ với những quy định chi li, không đúng với tinh thần trao quyền tự chủ cho các trường. Tại sao có sự mâu thuẫn này? Phải chăng có sự khác biệt giữa quan niệm về tự chủ được nêu trong luật giáo dục đại học và quan niệm của các trường, vốn dựa trên định nghĩa phổ biến về tự chủ đại học trên thế giới? 

Tự chủ đại học theo quan điểm học thuật phương Tây
Trong diễn ngôn giáo dục đại học của các nước phương Tây, tự chủ là một khái niệm rất quan trọng và được xem là một giá trị căn bản của một trường đại học, như đã được tái khẳng định trong Tuyên bố Magna Charta Universitatum tại Bologna năm 1988[3] . Lịch sử của khái niệm này có thể lần ngược trở lại từ cách đây 10 thế kỷ, thời kỳ bắt đầu hình thành các trường đại học đầu tiên của phương Tây[4]. Và cũng trong suốt thời gian đó, khái niệm tự chủ cũng như các vấn đề liên quan như tại sao tự chủ là quan trọng, các khía cạnh của sự tự chủ vv đã được lật đi lật lại để bàn bạc, tranh luận, giải thích, biện giải, và phát triển thành một hệ thống lý luận tương đối hoàn chỉnh và vẫn còn tiếp tục được phát triển cho phù hợp với những thay đổi bên ngoài.

Với một lịch sử tồn tại hàng ngàn năm như vậy, cho đến nay đã tồn tại rất nhiều định nghĩa và các diễn giải khác nhau liên quan đến vấn đề tự chủ của các trường đại học. Tuy nhiên, dù có ít nhiều khác biệt trong cách diễn đạt và sự nhấn mạnh, hầu hết các tác giả đều thống nhất ở một số điểm then chốt, đó là:
(1) Tự chủ là điều kiện tối cần thiết để một trường đại học có thể tồn tại và hoàn thành sứ mạng đã đề ra. 

 (2) Tự chủ là một khái niệm phức tạp, với nhiều khía cạnh khác nhau. Tối thiểu, quyền tự chủ của một trường đại học phải bao gồm các khía cạnh sau: tự chủ về quản trị, tự chủ trong hoạt động chuyên môn (hay: tự chủ học thuật), và tự chủ về tài chính. 

Trong 3 khía cạnh vừa nêu thì tự chủ trong hoạt động chuyên môn (như tự chủ về tuyển sinh, chương trình đào tạo, tiêu chuẩn giảng viên và các vị trí chuyên môn khác, các hoạt động nghiên cứu và chuyển giao công nghệ vv) được xem là cốt yếu vì nó liên quan trực tiếp đến các hoạt động hàng ngày của một trường đại học; nhưng tự chủ về tài chính và tự chủ về quản trị (tức về tổ chức bộ máy, về lựa chọn, tuyển dụng và bổ nhiệm nhân sự, về tầm nhìn và chiến lược hoạt động vv)  lại là những điều kiện cơ bản và cần thiết để nhà trường có thể triển khai quyền tự chủ học thuật một cách có hiệu quả.

(3) Tự chủ không phải là một tình trạng với hai trạng thái hoặc “có” hoặc “không”, mà là một đặc điểm mà mỗi trường có thể đạt được ở nhiều mức độ khác nhau, từ hoàn toàn không tự chủ đến hoàn toàn tự chủ. 

Có thể phân biệt hai mức độ tự chủ: tự chủ thực chất (substantive autonomy), là thẩm quyền đầy đủ để đưa ra các quyết định và vận hành nhà trường, và mức thấp hơn là tự chủ thủ tục (procedural autonomy), tức thẩm quyền trong việc thực hiện các quyết định sẵn có nhưng không có quyền đưa ra quyết định (Berdahl 1971; dẫn lại theo UNESCO 2014:22).

Tự chủ đại học trong Luật giáo dục đại học 2012
Quyền tự chủ của các trường đại học được xác định rõ tại Khoản 1, Điều 32 của Luật giáo dục đại học 2012. Nguyên văn Điều 32 (gồm Khoản 1 và Khoản 2) như sau:
1. Cơ sở giáo dục đại học tự chủ trong các hoạt động chủ yếu thuộc các lĩnh vực tổ chức và nhân sự, tài chính và tài sản, đào tạo, khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế, bảo đảm chất lượng giáo dục đại học. Cơ sở giáo dục đại học thực hiện quyền tự chủ ở mức độ cao hơn phù hợp với năng lực, kết quả xếp hạng và kết quả kiểm định chất lượng giáo dục.
2. Cơ sở giáo dục đại học không còn đủ năng lực thực hiện quyền tự chủ hoặc vi phạm pháp luật trong quá trình thực hiện quyền tự chủ, tùy thuộc mức độ, bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Mới đọc Điều 32, ta dễ có cảm giác rằng các trường đã được giao quyền một cách đầy đủ, vì mọi khía cạnh của tự chủ đều đã được đề cập: tự chủ về quản trị (tổ chức và nhân sự); tự chủ về tài chính (tài chính và tài sản); và tự chủ về học thuật (đào tạo, khoa học công nghệ, hợp tác quốc tế, đảm bảo chất lượng). Tuy nhiên, đọc kỹ điều luật trên sẽ thấy vẫn còn một số điểm mơ hồ, ví dụ như quyền tự chủ phải “phù hợp với năng lực” (Khoản 1), và những trường “không còn đủ năng lực thực hiện quyền tự chủ hoặc vi phạm pháp luật trong quá trình thực hiện quyền tự chủ” sẽ “bị xử lý theo quy định của pháp luật” (Khoản 2), mặc dù năng lực thực hiện quyền tự chủ là gì và ai là người có thẩm quyền xác định điều này thì lại không được xác định rõ ràng.

Giả định rằng việc xác định năng lực của các trường sẽ do Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định trong từng trường hợp cụ thể, thì quyền tự chủ của trường đại học vừa được xác định trong khoản 1 của Điều 32 trên thực tế đã bị vô hiệu hóa – ít ra là cho đến lúc việc xác định năng lực của các trường được làm rõ.

Xem xét toàn bộ tất cả các điều khoản trong Luật Giáo dục đại học càng cho thấy quyền tự chủ thực sự của các trường đại học khó có thể trở thành hiện thực, vì có quá nhiều điểm hoàn toàn trái với tinh thần tự chủ đại học hoặc vừa mơ hồ vừa mâu thuẫn đến độ không thể thực thi. Thường xuyên xảy ra tình trạng ngay quyền tự chủ vừa được trao ở điều này lại bị hạn chế tại một điều khác, thậm chí có sự mâu thuẫn ngay giữa hai khoản trong cùng một điều luật.  Khái niệm tự chủ chưa được hiểu đúng, dẫn đến việc từng khía cạnh của quyền tự chủ đều bị hạn chế hoặc chỉ được trao một cách hình thức và thường xuyên bị thu hẹp thêm bởi các điều khoản khác. 

Dưới đây là phần phân tích dựa trên các trích dẫn từ trong Luật Giáo dục đại học 2012.

1.      Về khái niệm “tự chủ”
Không giống như quan niệm phổ biến ở phương Tây, Luật Giáo dục Việt Nam cho thấy tự chủ không được xem là quyền đương nhiên của cơ sở giáo dục đại học, mà phụ thuộc vào năng lực (đã phân tích ở trên) đồng thời dựa trên kết quả xếp hạng và kiểm định (Điều 32; Điều 53). Cả hai việc này đều do nhà nước kiểm soát.

Về việc xếp hạng, cho đến nay vẫn chưa biết ai sẽ là người thực hiện; tuy nhiên, Luật Giáo dục đại học đã có sẵn quy định về việc công nhận kết quả xếp hạng (Chính phủ quy định tiêu chuẩn phân tầng …. Thủ tướng chính phủ công nhận xếp hạng đối với trường đại học. Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận xếp hạng đối với trường cao đẳng …. Căn cứ kết quả xếp hạng, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với UBND tỉnh, thành phố … để hỗ trợ …. Điều 9, Khoản 5). 

Trong khi đó, mặc dù việc kiểm định độc lập đã được đặt ra từ lâu, nhưng theo Luật Giáo dục đại học thì việc kiểm định chất lượng hoàn toàn do Bộ GD & ĐT kiểm soát, từ khâu ban hành chuẩn đối với cơ sở giáo dục và chương trình giáo dục; yêu cầu tối thiểu để thực hiện chương trình; quy trình và chu kỳ kiểm định; nguyên tắc, điều kiện, và tiêu chuẩn của tổ chức, cá nhân hoạt động kiểm định chất lượng; cấp giấy, thu hồi giấy chứng nhận kiểm định; quyết định thành lập hoặc cho phép hoạt động kiểm định (Điều 52, Khoản 3). Nói cách khác, quyền tự chủ của các trường phụ thuộc hoàn toàn vào những quyết định của nhà nước liên quan đến việc xác định xem cơ sở giáo dục xứng đáng được trao quyền tự chủ đến đâu. 

Quan niệm nói trên về tự chủ kéo theo việc trao cho nhà nước, mà cụ thể là Bộ Giáo dục và Đào tạo, thẩm quyền rất lớn trên toàn bộ hoạt động của các trường, và cả ba khía cạnh tự chủ của trường đại học đều bị hạn chế một cách tối đa.

2.      Về tự chủ trong lĩnh vực chuyên môn
Tự chủ trong lĩnh vực chuyên môn (hay tự chủ học thuật) bao gồm mọi hoạt động mang tính chuyên môn/học thuật đặc thù của một trường đại học, trong đó quan trọng là hoạt động đào tạo. Hai vấn đề thường được đề cập đến nhất của hoạt động đào tạo là tuyển sinh và mở ngành/chuyên ngành đào tạo.

Điều 34 về chỉ tiêu tuyển sinh và tổ chức tuyển sinh quy định rõ các cơ sở giáo dục có quyền tự tự xác định chỉ tiêu tuyển sinh và phương thức tuyển sinh (Điều 34, Khoản 1, Mục b và Khoản 2, Mục b). Tuy nhiên, Khoản 3 của điều luật này nêu rõ “Bộ trưởng Bộ GD & ĐT quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh và ban hành quy chế tuyển sinh”, cho thấy việc thể hiện quyền tự chủ trong một hoạt động cụ thể này cũng được khoanh vùng trong những quy định chặt chẽ và chi li của Bộ, chẳng hạn quy định về số lượng giảng viên và diện tích phòng học trên đầu sinh viên, vv.

Điều 33 của Luật Giáo dục đại học về mở ngành/chuyên ngành đào tạo thể hiện rõ nét vai trò kiểm soát của Bộ. Khoản 2 của Điều 33 xác định “Bộ trưởng Bộ GD & ĐT quy định cụ thể điều kiện, trình tự, thủ tục mở hoặc đình chỉ hoạt động của ngành đào tạo … hoặc chuyên ngành đào tạo …; quyết định cho phép mở hoặc đình chỉ hoạt động của ngành đào tạo … hoặc chuyên ngành đào tạo” ở mọi trình độ từ cao đẳng đến tiến sĩ. Không có chỗ nào cho quyền tự chủ của các trường.

Những hoạt động khác có liên quan đến hoạt động đào tạo bao gồm việc xây dựng chương trình và giáo trình giảng dạy (Điều 36), tổ chức và quản lý đào tạo (Điều 37), cấp phát và quản lý văn bằng, chứng chỉ (Điều 38). Ở cả 3 điều này đều có tình trạng quyền tự chủ được khẳng định ở khoản này thì ở khoản khác quyền tự chủ ấy đã ngay lập tức bị hạn chế bởi quy định “Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về việc …” hoặc “Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy chế …” ở khoản cuối trong mỗi điều luật. Trong khi đó, ai cũng biết các quy định, quy chế do Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc các cơ quan quản lý nhà nước khác thường rất xa rời thực tế và chậm thay đổi, hoặc ngược lại thay đổi liên tục và thiếu tính ổn định, gây ra không ít khó khăn cho các trường. 

Trong các hoạt động chuyên môn khác của các trường – khoa học công nghệ, hợp tác quốc tế và đảm bảo chất lượng – sự kiểm soát của nhà nước lại càng chặt chẽ hơn, và tình trạng hạn chế quyền tự chủ của các trường bằng điều khoản giao thẩm quyền kiểm soát cho các cơ quan quản lý nhà nước ở khoản cuối cùng của mỗi điều luật cũng xảy ra tương tự như trên (Điều 42, Khoản 3 về quản lý khoa học công nghệ; Điều 48, Khoản 3 về quản lý hoạt động hợp tác quốc tế; Điều 52, Khoản 3).

3.      Về tự chủ tài chính và quản trị
Như đã phân tích ở trên, tự chủ về tài chính và quản trị (xác định tầm nhìn và chiến lược hoạt động; tổ chức bộ máy; lựa chọn, tuyển dụng và bổ nhiệm nhân sự; đầu tư, thu chi tài chính vv) là những điều kiện căn bản đảm bảo cho các trường triển khai mọi hoạt động chuyên môn một cách  ổn định và với hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên, trong Luật Giáo dục đại học cả hai điều kiện này đều rất hạn chế.

Về tự chủ tài chính, chỉ có trường đại học tư mới có quyền tự xác định mức học phí, còn trường công lập phải thu học phí theo quy định của nhà nước. Tất cả các mặt khác của hoạt động tài chính, kể cả trong các trường tư, đều phải theo những quy định chặt chẽ. Ví dụ, ngay cả với trường đại học tư thục thì Luật Giáo dục còn quy định cả việc sử dụng phần tài chính chênh lệch giữa thu và chi, rút vốn và chuyển nhượng vốn (Điều 66), và chịu sự kiểm tra, thanh tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan khác (Điều 67). 

Sự thiếu tự chủ của các trường được thể hiện rõ nhất ở khía cạnh quản trị. Trong tổng số 11 chương (không kể chương cuối, Điều khoản thi hành, không có nội dung gì cụ thể), đã có đến 5 chương có liên quan đến khía cạnh quản trị của các trường đại học. 

Có 4 chương nêu các khía cạnh quản trị cụ thể trong một trường đại học. Chương I (Những quy định chung) quy định về vai trò của tổ chức Đảng và các đoàn thể trong trường đại học mà tất cả các trường đều phải tuân theo. Chương II (Tổ chức cơ sở giáo dục đại học) quy định chi li mọi khía cạnh của cơ cấu tổ chức của mọi loại hình trường đại học, và ngay cả trường đại học tư cũng phải theo các quy định chi tiết đến cả nhiệm kỳ và tuổi của Hiệu trưởng, và quan hệ giữa Hiệu trưởng và các loại hội đồng trong cơ cấu tổ chức của nhà trường.  

Chương III quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ sở giáo dục đại học (bao gồm cả quyền tự chủ đang được thảo luận trong bài viết này), theo đó mọi loại hình trường đều phải có nhiệm vụ báo cáo hoạt động và chịu sự kiểm tra, thanh tra của Bộ Giáo dục, các bộ ngành có liên quan, hoặc uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi nhà trường đặt cơ sở hoạt động (Điều 28). Chương VIII (Giảng viên) quy định về trình độ, chức danh, nhiệm vụ và quyền hạn của mọi giảng viên đại học trong mọi loại hình trường, kể cả giảng viên thỉnh giảng và báo cáo viên.

Ngoài 4 chương vừa nêu, Luật Giáo dục đại học còn có hẳn một chương riêng về quản lý nhà nước đối với giáo dục đại học (Chương IV), trong đó Điều 68 về nội dung quản lý nhà nước về giáo dục đại học với 12 khoản cho thấy hầu như không có khía cạnh hoạt động nào của một trường đại học mà không có sự chỉ đạo và kiểm tra giám sát của nhà nước, từ chiến lược và chính sách phát triển giáo dục đại học – một việc ở tầm vĩ mô, xứng đáng để nhà nước quan tâm quản lý; đến khối lượng, cấu trúc chương trình, biên soạn và xuất bản giáo trình và tài liệu học tập, bồi đưỡng giảng viên, đến cả quy định về việc tặng danh hiệu vinh dự cho những người có đóng góp cho giáo dục đại  học – những việc ở tầm vi mô mà nếu Bộ Giáo dục và Đào tạo mất quá nhiều thời gian vào đây thì sẽ không còn thời gian để quan tâm đến những vấn đề lớn hơn của ngành giáo dục nữa.

Cần có tự chủ thực chất
Việc đưa quyền tự chủ của các trường đại học vào trong Luật Giáo dục đại học 2012 quả là một bước tiến lớn trong quản lý giáo dục đại học tại Việt Nam, vốn rất quen với sự chỉ đạo và kiểm soát chặt chẽ từng li từng tí của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với các trường cũng như với các giảng viên và cả người học. Kết quả của cách làm nói trên rõ ràng là chưa được như mong muốn của mọi người, đặc biệt là trong thời đại ngày nay khi nhu cầu học đại học đã trở thành một nhu cầu đại chúng. 

Kinh nghiệm của thế giới cho thấy các trường đại học chỉ có thể phát huy được tiềm năng của mình để đóng góp vào việc đào tạo nhân lực và thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế với hiệu quả cao nhất nếu quyền tự chủ được trao cho các trường một cách đầy đủ. Phân tích Luật Giáo dục đại học vừa mới ban hành và bắt đầu có hiệu lực cho thấy sự kiểm soát của nhà nước vẫn còn quá chặt chẽ, cho dù quyền tự chủ của các trường đại học đã được nêu rõ ràng trong một điều luật riêng.

Tất cả những điều khoản cụ thể hoá quyền tự chủ đại học trong Luật Giáo dục đại học – như tự xác định chỉ tiêu tuyển sinh và phương thức tuyển sinh, tự xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo (trong khuôn khổ các quy định của Bộ), hoặc tự in phôi bằng, cấp văn bằng cho người học – cho thấy trong quan niệm của những người làm luật thì tự chủ đại học chỉ có thể ở mức độ tự chủ thủ tục (procedural autonomy), và ngay cả ở mức độ này thì quyền tự chủ của các trường vẫn còn khá hạn chế. Trong khi đó, tự chủ thực chất (substantive autonomy, liên quan chủ yếu đến tự chủ về quản trị), và kèm theo đó là một hệ thống giám sát minh bạch và hiệu quả, mới thực sự là điều mà chúng ta đang cần để có thể nâng cao hiệu quả và chất lượng của giáo dục đại học của Việt Nam.


Các chú dẫn:

[1] Báo cáo đã trình bày trong diễn đàn Đối thoại giáo dục ngày 31/7/2014 do LSQ Hoa Kỳ phối hợp với nhóm Đối thoại giáo dục của GS Ngô Bảo Châu tổ chức.
[2] http://www.moj.gov.vn/vbpq/Lists/Vn%20bn%20php%20lut/View_Detail.aspx?ItemID=18148
Điều 14. Quản lý nhà nước về giáo dục - Nhà nước thống nhất quản lý hệ thống giáo dục quốc dân về mục tiêu, chương trình, nội dung, kế hoạch giáo dục, tiêu chuẩn nhà giáo, quy chế thi cử, hệ thống văn bằng, chứng chỉ; tập trung quản lý chất lượng giáo dục, thực hiện phân công, phân cấp quản lý giáo dục, tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ sở giáo dục.