Wednesday, May 22, 2013

Tài nguyên học tập mở (4): Kho luận văn, luận án mở bằng tiếng Anh

Một trong những điều làm cho các nhà nghiên cứu và các nghiên cứu sinh đang làm luận văn, luận án ở Việt Nam đau khổ là thiếu các tài liệu cập nhật. 

Well, nếu các bạn đọc được bằng tiếng Anh thì điều này không còn là vấn đề đối với các bạn nữa vì ngày nay các bạn hoàn toàn có thể đọc được phiên bản đầy đủ của các luận văn, luận án của nhiều trường đại học trên thế giới (chứ không phải chỉ đọc được phần tóm tắt như ở VN - mà ở VN thì không phải trường nào cũng đưa tựa và tóm tắt của các luận văn, luận án lên mạng đâu nhé, chỉ mấy trường lớn, nổi tiếng chút mới làm thôi!)

Bạn không biết vào đâu để tìm các luận văn, luận án này ư? Xin giới thiệu với các bạn một nguồn đây, rất đầy đủ, dịch vụ "một cửa một dấu"! Đó là trang web OATD, tức là từ viết tắt của cụm từ Open Access Theses and Dissertations. Địa chỉ truy cập ở đây: http://www.oatd.org/


Và dưới đây là vài dòng tự giới thiệu và thông tin thêm bằng tiếng Anh, kèm phần dịch tiếng Việt của tôi (dành cho những người tiếng Anh chưa tốt lắm):



OATD aims to be the best possible resource for finding open access graduate theses and dissertations published around the world. Metadata (information about the theses) comes from over 800 colleges, universities, and research institutions. OATD currently indexes over 1.6 million theses and dissertations.
You may also want to consult these sites to search for other theses:
  • Google Scholar
  • NDLTD, the Networked Digital Library of Theses and Dissertations. NDLTD provides information and a search engine for electronic theses and dissertations (ETDs), whether they are open access or not.
  • Proquest Theses and Dissertations (PQDT), a database of dissertations and theses, whether they were published electronically or in print, and mostly available for purchase. Access to PQDT may be limited; consult your local library for access information.
OATD mong muốn trở thành nguồn tài nguyên tốt nhất nhằm hỗ trợ việc truy cập mở đối với các luận văn, luận án đã được công bố trên toàn thế giới. Nguồn siêu thông tin (metadata - tức thông tin về chính các luận văn, luận án này) đến từ hơn 800 trường cao đẳng, đại học, và các viện nghiên cứu. OATD hiện nay có chỉ mục của hơn 1.6 triệu luận văn, luận án.

Các bạn cũng có thể vào các trang sau đây để tìm luận văn:
- Google Scholar
- NDLTD, tức Thư viện luận văn luận án điện tử nối mạng. NDLTD cung cấp thông tin và công cụ tìm kiếm cho các luận văn, luận án điện tử, bất kể là mở hay đóng.
- Kho luận văn, luận án của Proquest (PQDT), là cơ sở dữ liệu các luận văn, luận án, bao gồm cả luận văn luận án giấy hoặc điện tử, và đa số là những phiên bản có thể mua được. Việc truy cập có thể bị hạn chế; cần hỏi tại các thư viện địa phương.

Các bạn có đọc kỹ chưa: số lượng các luận văn, luận án trong kho này lên đến 1,6 triệu bản! Và rất nhiều tài liệu mở! Tha hồ đọc các bạn nhé.

Để thử độ phong phú của kho tài nguyên này, tôi đã search với các từ khóa "vietnam english teaching", và tìm thấy đến 61 records (tức 61 cuốn luận văn, luận án về việc giảng dạy tiếng Anh ở VN). Đã đủ cho các bạn nghiên cứu chưa? Bạn vào thử link dưới đây để kiểm tra xem tôi nói có đúng không này:
http://www.oatd.org/oatd/search?q=vietnam+english+teaching&field=&language=&date=&def_op=auto&pagesize=30

Vậy thì, không thể nói là các bạn không nghiên cứu được vì không có tài liệu nữa nhé!


Vấn đề là, chúng bằng tiếng Anh, và lại là tiếng Anh hàn lâm nữa chứ, rất không dễ đọc. Vậy thì hình như vấn đề của chúng ta hiện nay lại vẫn là tiếng Anh, có phải không các bạn?

Tôi nhớ có một quảng cáo đâu đó trên TV về việc phòng chống AIDS: "Đừng chết vì thiếu hiểu biết". Xin mượn câu này để cổ động việc học tiếng Anh tại VN: "Đừng tự hạn chế cơ hội của mình vì thiếu tiếng Anh!"

Thật thế, các bạn ạ!

Tuesday, May 14, 2013

"Các mô hình đại học tư tại Malaysia" (bài đã đăng trên Tia Sáng)

Xin giới thiệu với các bạn bài viết về các mô hình đại học tư ở Malaysia mà tôi đã chọn và dịch cho Tạp chí Tia Sáng, vừa mới đăng lên trang mạng của tờ tạp chí này, ở đây: 
http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=113&CategoryID=6&News=6331

-----------------
Các mô hình đại học tư ở Malaysia
Mohamed Ali Abdul Rahman*

Một giảng đường đại học ở Malaysia


Trong khi các trường đại học ngoài công lập tại Việt Nam đang đứng trước những khó khăn đôi khi tưởng chừng không vượt qua nổi, thì tại Malaysia, với lịch sử phát triển của đại học tư khá giống Việt Nam, nhưng các trường đại học tư ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng, và thậm chí còn trở thành một niềm tự hào của giáo dục đại học Malaysia.


Vị thế của các đại học tư của Malaysia không chỉ được khẳng định trong nước mà còn vượt qua khỏi biên giới quốc gia để tồn tại và cạnh tranh với những trường đại học Âu – Mỹ trong việc thu hút sinh viên quốc tế từ khu vực Đông Nam Á nữa.


Bài viết của Mohamed Ali Abdul Rahman, của một viên chức của Bộ Đại học Malaysia giới thiệu mô hình đại học tư ở Malaysia (đã đăng trên tờ báo mạng University World News năm 2010) gợi ý những chính sách đối với đại học tư của Mlaysia mà Việt Nam có thể tham khảo để giúp các trường đại học ngoài công lập của Việt Nam thoát khỏi nguy cơ đổ vỡ và phát triển đúng hướng.


Phương Anh dịch và giới thiệu

Ở châu Á, tấm bằng đại học không còn là một lựa chọn, mà là một điều kiện bắt buộc để được tuyển dụng, được toàn xã hội coi trọng, vì vậy số học sinh tốt nghiệp phổ thông có nguyện vọng vào đại học đã tăng lên đều đặn trong những năm qua.


Tuy nhiên, số trường đại học công lập tại Malaysia chỉ có thể cung cấp chỗ học cho một số lượng người học có hạn, vì thế đã cản trở khả năng tiếp cận giáo dục đại học của các học sinh nghèo.


Vì vậy, Chính phủ Malaysia cho rằng cần phải tạo ra các cơ hội học tập cho các học sinh những người không dành được chỗ học trong các trường đại học công lập bằng cách cho phép thành lập và phát triển các cơ sở giáo dục đại học của tư nhân. Đồng thời, Chính phủ Malaysia cũng nhận thức rằng sự ra đời và phát triển của đại học tư không thể giống với các trường đại học công. Nhưng các trường này cũng phải có khả năng cung cấp các chương trình đào tạo có chất lượng tương đương với các trường đại học công, để đảm bảo cho người học dù học ở trường công hay trường tư đều nhận được dịch vụ giáo dục đại học có chất lượng như nhau.


Do đó, trách nhiệm của Bộ Giáo dục Đại học là xây dựng các chính sách, những ưu đãi và các chương trình ​​nhằm hỗ trợ các trường đại học tư để cải thiện và tăng cường các dịch vụ giáo dục của mình sao cho thu hút người học và đáng giá đồng tiền mà họ phải chi trả.


Khu vực đại học tư nhân lại trở thành thiết yếu khi nhu cầu học tập từ các sinh viên quốc tế tăng lên trong những năm qua. Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đại học Malaysia, riêng trong năm 2010 đã có đến 75.000 sinh viên quốc tế ghi danh vào các trường đại học tư tại đất nước này. Và hiện nay, Malaysia chiếm vị trí thứ 11 trên thế giới như một điểm đến của các sinh viên quốc tế, chiếm khoảng 2% tổng số sinh viên quốc tế trên thế giới.

Giáo dục đại học tư nhân được xem là “cỗ máy tăng trưởng” của Malaysia trong thời gian tới.

Thời kỳ do Bộ Giáo dục quản lý


Trước năm 2004, các trường đại học tư chịu sự quản lý của Bộ Giáo dục (Bộ GD). Trong thời gian đó, vai trò của các doanh nghiệp trong giáo dục đại học chỉ giới hạn việc cung cấp học bổng và các khoản vay giáo dục, cung cấp chỗ thực tập, tư vấn cho các trường đại học về chương trình học và sử dụng các sinh viên tốt nghiệp.


Trong thời kỳ đó, các công ty khi muốn thành lập, đăng ký và điều hành một trường đại học tư đều phải được sự chấp thuận của Bộ GD. Sau đó, khi vai trò của các cơ sở giáo dục đại học tư nhân trở nên cần thiết hơn trong việc cung cấp các chương trình giáo dục ở trình độ đại học để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của cả người học địa phương lẫn quốc tế, Bộ GD đã thông qua một chiến lược tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các trường đại học tư thục. Số trường đại học tư phát triển nhanh chóng, bao gồm một loạt các mô hình kinh doanh và cách thức tuyển sinh khác nhau, cung cấp các chương trình đào tạo với các mức độ chất lượng khác nhau. 


Khu vực tư nhân đã trở thành thiết yếu khi nhu cầu học tập từ các sinh viên quốc tế tăng lên trong những năm qua. Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đại học Malaysia, riêng trong năm 2010 đã có đến 75.000 sinh viên quốc tế ghi danh vào các trường đại học tư tại đất nước này.

Giáo dục đại học tư nhân được xem là “cỗ máy tăng trưởng” của Malaysia trong thời gian tới. Hiện nay, Malaysia chiếm vị trí thứ 11 trên thế giới trong số các điểm đến của các sinh viên quốc tế, chiếm khoảng 2% tổng số du học sinh toàn cầu.
Với tư cách là các doanh nghiệp, các tổ chức đại học tư nhân rất có thể sẽ không sẵn sàng phát triển các chiến lược hoặc các hoạt động nhằm phối hợp với đại học công trong việc đào tạo nguồn nhân lực theo nhu cầu phát triển của đất nước. 


Hiểu rõ điều này, Bộ GD đã áp dụng Đạo luật về Cơ sở giáo dục đại học tư nhân năm 1996 (còn gọi là Đạo luật 555) và các quy định nhằm đảm bảo sự thành công cho việc can thiệp của nhà nước đối với các trường đại học tư.


Thời kỳ do Bộ Đại học quản lý


Từ tháng 5/2004, việc quản lý các cơ sở giáo dục đại học tư nhân đã trở thành trách nhiệm của Bộ Đại học (MoHE). Sự tách rời giữa Bộ ĐH và Bộ GD đã cho phép việc quản lý các cơ sở giáo dục đại học tư nhân được tập trung hơn. Đạo luật 555 cũng đã được điều chỉnh và triển khai thực hiện trong năm 2009 để đáp ứng những thách thức mới. Những nỗ lực này dẫn đến sự phát triển của khối đại học tư, bao gồm cả các trường đại học, trường cao đẳng, và cả các chi nhánh của các trường đại học nước ngoài nữa.


Tính đến ngày 31 tháng 8 năm 2009, ở Malaysia đã có 20 trường đại học đa ngành, 20 trường đại học đơn ngành, 5 chi nhánh của các trường nước ngoài và 470 trường cao đẳng đăng ký hoạt động với Cục Quản lý các cơ sở giáo dục đại học tư nhân. Những cơ sở giáo dục tư nhân này cung cấp được chỗ học cho 450.531 sinh viên, trong đó có 50.679 sinh viên quốc tế.


Chính sách của Chính phủ Malaysia về hoạt động của các trường đại học tư trên đất nước này đã cho phép một số doanh nghiệp lớn, các loại tổ chức phi chính phủ và thậm chí cả các tổ chức chính trị thành lập cơ sở giáo dục đại học của mình.


Ví dụ, Đại học Kỹ thuật Petronas, Đại học quốc gia Tenaga và Đại học Đa truyền thông (Multimedia University) đã được thành lập bởi các công ty có quan hệ với chính phủ. Trường Cao đẳng Sunway thuộc Tập đoàn Sungei Way và Trường ĐH KBU của Tập đoàn Toàn quốc Đệ nhất là những ví dụ của các trường đại học do các tập đoàn lớn thành lập. Các cơ sở giáo dục đại học tư được thành lập bởi các đảng phái chính trị bao gồm Trường Cao đẳng nghề Seremban của Tổ chức MIC, Trường ĐH Tunku Abdul Rahman của UMNO, và ĐH UNITAR của UMNO.


Chính phủ Malaysia cho rằng việc cải thiện chất lượng các chương trình đào tạo đại học trong cả hai khu vực công lập lẫn ngoài công lập phải là một quá trình liên tục nhằm cạnh tranh với thế giới trong việc cung cấp các chương trình giáo dục có chất lượng, nhằm thực hiện mục tiêu của Chính phủ Malaysia là đạt được các tiêu chuẩn của một nền giáo dục đẳng cấp thế giới và biến Malaysia thành một trong những tâm điểm giáo dục toàn cầu vào năm 2015.


Để thực hiện mục tiêu đó, năm 2007, Kế hoạch chiến lược quốc gia về giáo dục đại học với 7 sáng kiến quốc gia tức các kế hoạch chiến lược bao gồm việc mở rộng tiếp cận giáo dục và sự công bằng trong cơ hội học tập, nâng cao chất lượng dạy và học, tăng cường nghiên cứu và đổi mới công nghệ, củng cố các cơ sở giáo dục đại học, tăng cường hợp tác quốc tế, tiếp tục đẩy mạnh học tập suốt đời, và tăng cường năng lực của hệ thống giáo dục thường xuyên của Bộ Giáo dục, bảo đảm sau khi tốt nghiệp, sinh viên phải có những kiến ​​thức cập nhật nhất của thế giới và thái độ đúng đắn về nghề nghiệp – những thứ mà đất nước Malaysia cần để có thể tồn tại trong cuộc cạnh tranh toàn cầu, cũng như đổi thay trong nền kinh tế.


Hỗ trợ tài chính


Các chính sách của chính phủ, thông qua Quỹ quốc gia về giáo dục đại học, cung cấp các khoản vay giáo dục cho các công dân có nhu cầu và đủ điều kiện để ghi danh vào học tại các trường đại học tư. Sáng kiến ​​này đã là một trong những yếu tố chính góp phần tăng cường sự tham gia của sinh viên Malaysia vào các trường đại học tư. Các chương trình học có liên kết với các công ty thường được sinh viên ưa thích vì những chương trình này thường được các công ty tài trợ một phần.


Danh xưng “đại học”


Đa số sinh viên sẽ muốn ghi danh vào các cơ sở giáo dục “có đẳng cấp”, vì hồ sơ của họ khi tốt nghiệp sẽ “đẹp” hơn và khả năng tìm việc làm sẽ dễ dàng hơn. Hiểu được điều này, chính phủ đã khuyến khích các trường tư có thể nâng cấp lên một mức độ cao hơn: từ cao đẳng lên thành cơ sở đại học, rồi từ cơ sở đại học thành trường đại học, nếu, và chỉ nếu, các trường này có thể đáp ứng được các yêu cầu chất lượng đào tạo nhất định.


Trình độ của giảng viên


Để sinh viên có thể đạt được trình độ cử nhân và sau đại học, các trường đại học tư được khuyến khích tuyển dụng giảng viên có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ, và các giảng viên giàu kinh nghiệm người nước ngoài hoặc những người có kinh nghiệm làm việc từ các ngành công nghiệp. Điều này sẽ nâng cao chất lượng của quá trình giảng dạy, học tập và nghiên cứu và phát triển. Điều này đến lượt nó sẽ giúp các trường thu hút sinh viên sau đại học.


Đào tạo


Các trường đại học tư có các chương trình thực tập và vườn ươm doanh nghiệp thường sẽ hấp dẫn hơn đối với sinh viên, vì điều này sẽ làm tăng giá trị gia tăng của nhà trường và cung cấp các cơ hội việc làm tốt hơn cho sinh viên khi tốt nghiệp. Bộ Đại học khuyến khích các trường tích hợp hai chương trình này để vừa thực tập nghề nghiệp vừa học kinh doanh.


Hoạt động ở nước ngoài

Ngoài việc khuyến khích các trường đại học nước ngoài mở trường ở Malaysia, chính phủ cũng khuyến khích các trường đại học tư của Malaysia nâng cao năng lực và khả năng của mình nhằm cung cấp giáo dục đại học ở nước ngoài.

Hiện nay, có khoảng 25 trường đại học tư của Malaysia cung cấp dịch vụ giáo dục đại học ở nước ngoài. Trong số đó có Viện Công nghệ Thông tin đang hoạt động ở Sri Lanka, Pakistan và Ấn Độ khu vực châu Á Thái Bình Dương, và Đại học Limkokwing hoạt động ở Anh, Lesotho, Botswana, Campuchia và Indonesia.


***


Bộ Đại học hy vọng rằng những nỗ lực nói trên được các trường đại học tư chia sẻ để thực hiện tầm nhìn biến Malaysia thành một trung tâm giáo dục đạt tiêu chuẩn thế giới, tạo ra các sinh viên tốt nghiệp có đủ năng lực cạnh tranh trong một thế giới toàn cầu.1


Nguồn

http://www.university worldnews.com/article.php?story=20101105220921112 


* Tiến sĩ Mohamed Ali Abdul Rahman là Trợ lý chính Vụ trưởng Vụ Tuyển sinh và Tiêu chuẩn giáo dục thuộc Bộ Đại học Malaysia.



Kinh nghiệm tự học tiếng Anh (1): Kinh nghiệm của Nguyễn Hiệp (sưu tầm từ facebook)

Tiếng Anh của VN đang là một vấn đề lớn, như tôi vẫn hay nói. Đụng đến chỗ nào cũng sai, cũng thiếu. Học sinh/sinh viên/học viên kém, nên nhà nước phải đặt ra các chuẩn, và bắt mọi người phải học. Nhưng lại không có đủ giáo viên, mà những giáo viên đang có thì cũng không chuẩn. Lại phải đào tạo thêm, đào tạo mới, đào tạo lại giáo viên, và bắt giáo viên đi thi để đạt chuẩn giáo viên. Tuy nhiên, thầy đã thiếu, thì thầy của thầy lại càng thiếu hơn, nên không thể tổ chức đủ các lớp bồi dưỡng cho giáo viên, mà có lớp thì cũng không có đủ thầy tử tế.... Dường như mọi việc cuối cùng cũng chỉ dẫn đến bế tắc?

Thực ra, giải pháp cho việc nâng cao trình độ tiếng Anh không thể chỉ tìm ở bên ngoài: giáo viên giỏi, chương trình tốt, giáo trình hay. Mà trước hết, phải tìm ngay ở người học: người học cần phải rèn luyện khả năng tự học. Vì ngay từ ngày xưa, trong những điều kiện nghèo nàn, thiếu thốn hơn bây giờ rất nhiều, thì chúng ta vẫn có những người giỏi tiếng Anh (hoặc một ngoại ngữ khác). Chẳng cần có thầy nước ngoài, chẳng cần giáo trình nước ngoài, cũng chẳng có điều kiện máy móc, thiết bị hay chương trình gì cả. Những người giỏi ngoại ngữ thời ấy, cũng như bây giờ, chỉ là những người biết tự học và CHỊU bỏ thì giờ ra để học mà thôi. Tôi xin khẳng định điều này, với tư cách là một người đã học tiếng Anh thành công, học tiếng Nga cũng thành công (nhưng bây giờ quên khá nhiều rồi vì không dùng đến), và hiện ở tuổi 53 vẫn còn đang "đèo bồng" tự học tiếng Hán/Trung bằng phương pháp hàm thụ với một người bạn ở xa, mà cũng thấy mình có những tiến bộ nhanh chóng.

Đó là lý do tại sao tôi bắt đầu quan tâm đến kinh nghiệm tự học tiếng Anh và viết loạt bài này. Vì nếu không tự học thì mọi giải pháp nâng cao trình độ tiếng Anh của người Việt chỉ là nửa vời và không bao giờ đến đâu hết.

Xin bắt đầu loạt bài này với kinh nghiệm của bạn Nguyễn Hiệp mà tôi vừa tìm được trên facebook, địa chỉ ở đây: https://www.facebook.com/learningenglish.daily. Những chỗ in đậm nghiêng (bold italics) trong bài là phần tôi nhấn mạnh thêm để các bạn chú ý.

Hy vọng bài viết giúp ích được cho các bạn.

---------

Bí kíp tự học tiếng Anh thành tài - không cần đi học thêm
====================

Mình xem HBO, Discovery Channel hiểu hết, đọc báo or sách cũng như đọc sách Việt. Tất cả là nhờ tự học không mất đồng nào và mình khuyến khích các bạn tự học thì hơn. Mặc dù làm giáo viên và là chủ 1 trung tâm tiếng Anh đấy. Học sinh của trung tâm cũng toàn được học cách để tự học :)))) Sau đây mình sẽ chia sẻ cho cá...
c bạn hành trình tự học của mình. Cuộc đời có rất nhiều thứ cần phải làm, nên học tiếng Anh là phải thật nhanh để còn làm việc khác. Học khôn ngoan chứ không học chăm chỉ nhé. Nếu tự học mà lười thì đi học trung tâm cho lành. Tiếng Anh là cái BẮT BUỘC PHẢI GIỎI bằng mọi giá.

1. Mục tiêu của việc học:
Bật kênh truyền hình nước ngoài lên hiểu được hoàn toàn. Đọc sách bằng Eng cũng hiểu hoàn toàn. Gặp người Mỹ nói với họ thoải mái và không cảm thấy khó diễn đạt ý của mình. Đừng bao giờ học chỉ để lấy IELTS hoặc TOEIC. Ngôn ngữ là phải dùng được, ngôn ngữ chỉ để thi là ngôn ngữ chết.

2. Phương pháp tiếp cận:
Cái gì mình phải yêu thì mới giỏi được, ghét thì không đời nào . Vì thế nên đừg cắm đầu vào học quyển Grammar xanh xanh của Raymond Murfy nữa. Phải bắt đầu từ những thứ mình thấy thích như nhạc, phim, truyện... 


3. Học cái đầu tiên: Phát âm. Phát âm. Phát âm. Phát âm.
Nghe thì đơn giản và dường như chỉ dành cho gà thôi nhưng cái này cực quan trọng và ở những mà chỉ 5% những người học trường "top" như Ngoại Thương và Ngoại Ngữ or Hà Nội là nói hay. Đúng ngữ điệu, nói không sai âm và không bị thiếu từ, nghe tự nhiên... . (true story). Học bằng phần mềm Tell Me More và Pronunciation Workshop. Khi học phải ghi âm và sửa 1 cách kiên nhẫn cẩn thận. Không được vội với bước này. Nhưng học phát âm mà tự học giỏi được cũng phải khá là có năng khiếu. Còn không thì đi học thêm gv VN nào nói thật hay ấy, đừng học GV NN người ta không sửa cho mình kĩ được đâu.

4. Nghe Nói trước, Đọc viết sau.

 Nghe Nghe Nghe Nghe Nghe Nghe Nghe Nghe Nghe Nghe Nghe Nghe

-Chăm nghe là chắc chắc giỏi tiếng Anh. Và nghe là cách học ngôn ngữ tốt nhất. Nghe ngày nghe đêm không cần hiểu. Bắt đầu nghe bằng cái thật chậm trước đã. Nghe cái Learn Via Listening hoặc là Dialogues for beginners.

Sau 2-3 tuần nghe liên tục thế có thể bắt đầu nghe nhạc và phim. Qua Step Up 18 ngách 23 ngõ 82 Chùa Láng mua nhé. Giá photo. Bao nhiêu công các anh chị trung tâm của a làm và dịch đấy.

-Học nghe qua bộ Effortless English cũng được, đợi Biển Sách ra đĩa có 30k thôi mà được full 4bộ. (đừng trách a quảng cáo gì vì các em search trên mạng cũng phải 90k rồi) .

-Download bộ audio trên của a về. Rồi cắm vào đt nghe suốt ngày nhé.

http://bit.ly/tuyen-tap-bai-hat-1
http://bit.ly/tuyen-tap-bai-hat-2

150 bài nghe VOA
http://bit.ly/150-bai-nghe-VOA

5. Từ mới là chìa khoá:
-Phải có 1 quyển sổ siêu đẹp siêu cute (cả con trai cũng nên mua sổ cute =))) ) để cho mình thật thích viết vào đó, nên viết bút đỏ. Chuyên ghi lại những gì mình học được trong ngày, những "tín hiệu" tiếng Anh mà mình gặp được và học được trong ngày. 1 ngày 10 từ trong 6 tháng chắc chắn là nghe hiểu được khá khá rồi. Dùng cả giấy dán loạn xị trong nhà nữa nhé, viết to đẹp và trang trí lên nữa. Ngày xưa a học 1 ngày được 50-100 từ . Do áp dụg kĩ thuật âm thanh tương tự trong quyển Tôi Tài Giỏi ấy. Nhưng ko phải ai cũng học dc theo cách này,cần sáng tạo 1 tí. Học từ mới qua phim và nhạc, thấy cái văn cảnh nào mình thích thì ghi lại, nhớ là chỉ thấy cái nào mình thích và cho mình nhiều cảm xúc thôi. Học qua quyển Vocabulary in Use trình độ elementary cũng hay. (hỏi chị Nguyệt quyển "từ vựng" nốt)

-Sẽ có những thứ các em biết thừa các từ lẻ nhưng đọc chẳgn hiểu (vd as long as hay là work out...) thì đó là idioms. Trong cái link a gửi cũng có. Mang ra ngoài hàng mà in nhé.

Từ điển bằng hình hơn 1000 từ tiếng ANh cơ bản rất hay.

http://bit.ly/8in1-English-dictionary

6. Nói: Grammar kills your speaking. Nói dở cũng được nhưng phải nói ra thật nhiều.

Để nói có ngữ điệu hay thì không gì bằng nhại phim, người ta nói gì mình nhại theo đó là tự dưng sau 1 tháng sẽ có ngữ điệu tự nhiên. Khi người ta không nói thì mình ngồi bình luận phim hoặc diễn tả hành động diễn viên bằng lời. Cách nữa học nói là luyện nghĩ bằng tiếng Anh. Dịch toàn bộ câu mà mình nghe dc từ người nói chuyện với mình sang tiếng Anh. Dịch keyword thôi nhé, ko thì lại ko kịp.

Đi các clb speaking như Seamap cũng hay. Không thì ngồi nhà lẩm bẩm 1 mình hoặc nói chuyện với đứa cùng phòg cũng dc.

7. Đọc và viết:
-Đọc truyện đê. Manga là thứ rất lôi cuốn và dễ vào đầu.
http://kissmanga.com/ và search Doraemon hay là Dragon balls, Naruto... (cái này cực kì cực kì hay :D)
-Đọc Harry Potter bằng Eng cũng hay,miễn là cái gì mìhn thích đọc là được. Hoặc truyện cười .
-Đọc sách kinh doanh bằng tiếng Anh. Phải chấp nhận là 3 quyển đầu đọc chỉ để học. Quyển thứ 4 đọc là sẽ hiểu hiểu.

Đọc nhiều là viết sẽ lên .

8. Không bao giờ được bỏ cuộc
Thuốc có thể hợp với người này không hợp với người nọ, bạn không học có hứng chỉ là do chưa tìm được đúng thứ mình thích và chưa nỗ lực đủ thôi. Không được trách hay đổ lỗi vì 1 cái gì đó mà 10 năm học rồi vẫn không giỏi tiếng Anh. Tất cả là do mình. Đừng đợi đến khi ra trường rồi mới học vì chắc chắn chẳng còn thời gian đâu. Việc hnay là của hnay. Nhớ là không ngừng tìm cho mình chỗ học mới, phương pháp mới và tài liệu mới nhé. Mình ngày xưa mất công down và mua tới gần 200GB tài liệu cơ đấy. Tiếng Việt đã là ngôn ngữ khó nhất nhì thế giới rồi đấy. Tiếng Anh là còn dễ chán. CHẮC CHẮN bạn có thể giỏi Eng mà.

Trong 1000 sinh viên chắc chỉ có khoảng dưới 100 sinh viên là giỏi tiếng Anh, 80 trong số giỏi ấy là từ khối D và có sẵn năng khiếu nào đó về ngôn ngữ rồi. Và 20 là từ khối A, và trong 20 ấy chắc chỉ có vài ba người là tự học thành tài hiếm như lá mùa thu. Những gì bạn được đọc là thuộc vào hàng rất hiếm đó .

Chúc các em sẽ thành công. Nhớ rằng chỉ cần 1 ngày 1 giờ, sau 9 tháng là sẽ dùng tiếng Anh ổn ổn đấy, từ trình độ super gà như anh ngày xưa. Nhớ là phải share cái note này vì sẽ có rất rất nhiều người sẽ bế tắc với tiếng Anh đấy.

-- Nguyen Hiep's experience ---

Monday, May 13, 2013

Tài liệu miễn phí cho GV tiếng Anh (2): Thuật ngữ Kế toán - Tài chính - Ngân hàng (VOER)


Tài liệu này được lấy từ trang VOER, tức Tài nguyên giáo dục mở Việt Nam, URL: http://www.voer.edu.vn/module/kinh-te/mot-cach-hoc-thuat-ngu-tieng-anh-ke-toan-%E2%80%93tai-chinh-%E2%80%93-ngan-hang.html. Đem về đây để giới thiệu với các bạn đọc của blog này.

-----------------
  • Nguyễn Phước Vĩnh Cố,Tôn Nữ Thanh Thảo

Mở đầu:

Để học một ngoại ngữ trong đó có từ vựng, ngữ pháp và các kĩ năng như nghe, nói, đọc, viết thành công... đòi hỏi nhiều điều. Một trong những điều cơ bán nhất, theo chúng tôi, là phương pháp(PP). PP dể đi đến thành công nhất là PP tự học.Trong PP tự học, người học có thể vừa học chính mình (tự học) vừa học từ người khác học bằng cách hỏi (miệng), bằng cách lắng nghe (tai), bằng cách quan sát(mắt), bằng cách làm việc(tay). Từ góc độ của người dạy (và ) học, điều duy nhất chúng ta có thể làm là vẽ cho người học một cách học (how to study), biết cách học (know how to study) theo đúng điều người Trung Hoa đã dạy: "Nếu vẽ cho người ta câu cá thì bạn sẽ nuôi họ được cả một đời, nếu cho người ta cá thì chỉ nuôi họ được một ngày mà thôi”. Dựa vào nguyên tắc 1H5W (xin xem bài “ Về một phương pháp tự học tiếng Anh y học’’ nguyenphuocvinhco2010@yahoo.com.vn), ta có các câu hỏi sau:
What?: Thách thức lớn nhất mà người đọc /người dịch một văn bản kế toán (KT), tài chính (TC), ngân hàng (NH) là gì? Học gì trước để làm cơ sở cho việc đọc /dịch một văn bản KT-TC-NH?
Why?: Tại sao lại nhấn mạnh vào thuật ngữ ?
How?: Học thuật ngữ như thế nào? Có một phương pháp nào tiện dụng, dễ nhớ và hữu hiệu?
Where?: Từ phương pháp đó, ta sẽ ghi chép thuật ngữ vào đâu? Sắp xếp như thế nào để khi cần dùng chúng đúng ngữ cảnh và chính xác.
When?: Phân phối quỹ thời gian như thế nào cho hợp lý? Liệu có học thể học thuật ngữ KT-TC-NH hằng ngày (365 ngày ) không ? Nếu có, học như thế nào ? phương pháp gì?
Who?: Ai có thể thăm dự vào tiến trình học ? ban bè ? thành viên trong gia đình? bạn cùng lớp?
Từ các câu hỏi trên, ta sẽ xây dựng một phương pháp học từ các tiêu đề sau đây:
1.Thuật ngữ: tại sao lại nhấn mạnh vào thuật ngữ ?
2.Cách hoc thuật ngữ KT-TC-NH: tại sao lại dựa vào các con chữ.
3.Tính đặc trưng của thuật ngữ KT-TC-NH.
4.Cách lưu trữ: xây dựng thuật ngữ theo dạng từ điển bỏ túi.

Thuật ngữ

Tại sao lại nhấn mạnh vào thuật ngữ

Mỗi một lĩnh vực khoa học (kỹ thuật hay xã hội) khác biệt chủ yếu ở từ vựng của chúng. Đây chính là đặc trưng quan trọng nhất , cơ bản nhất của mỗi chuyên ngành đồng thời là một trong những thách thức mà người đọc / người dịch gặp phải. Chính vì vậy việc học thuật ngữ chuyên ngành thường được nhấn mạnh đặc biệt ở các khóa học về pháp lý, y học, thương mại hoặc các ngành kỷ thuật khác . Theo Douglas Robinson [ 5 ,146 ] , câu hỏi thường được hỏi nhiều nhất ở các nhóm thảo luận người dịch trực tuyến như “Internet`s Lantra -L và Compuser `s FLEFO là : “ Bạn nói X , Y và Z ở ngôn ngữ B như thế nào ?” Điều tương tự củng xảy ra ở các diễn đàn trực tuyến về việc học tiếng Anh chuyên ngành như KT-TC-NH ở Việt Nam. Câu hỏi đại loại như : “ nguyên giá ”, “chứng từ gốc ”, “chiếm dụng vốn ”, “ quyết toán phân phối lợi nhuận”, “ sổ cái ”…được dịch sang tiếng Anh như thế nào? Hoặc “ due date”, “bank reconciliation”, “ black knight”, “arm’s length price ”, “Chinese wall”, “red herring” …có nghĩa gì ở tiếng Việt?

Học thuật ngữ KT_TC _NH qua bảng chữ cái

Tại sao lại dựa vào các con chữ

Trước hết cần phải nhớ rằng trong bảng chữ cái tiếng Anh có cả thảy 26 chữ cái thì các thuật ngữ KT-TC-NH gần như bắt đâù từ chữ cái A đến Z.
Ví dụ: 1.account: tài khoản 2.bond: trái phiếu 3.captital: vốn 4.debit: bên nợ 5.earnings: tiền kiếm được, thu nhập 6.facilities: những thể thức cho vay 7.gearing: tỉ số vốn vay 8.hedge: tự bảo hiểm 9. interest: tiền lãi 10.journey: sổ nhật kí(kế toán) 11.knock: rớt giá 12: ledger: sổ cái 13.margin: tỉ suất lãi trên giá bán 14.negotiate: lấy tiền / hàng hóa bằng cách dùng hối phiếu / séc 15:overheads: chi phí chung 16: portfolio: danh mục đầu tư 17: quotation: yết giá 18.return: lợi nhuận 19.securities: chứng khoán 20.takeover: thôn tính 21.underwrite: bao tiêu 22.variance: số chênh lệch 23.write-off: xóa nợ 24 xd : không kể cổ tức (ex dividend) 25.yield: lợi tức thu nhập 26.z-score: tỉ số z.
Thứ hai là dựa vào bảng chữ cái để học thuật ngữ KT- TC-NH, người học sẽ hưởng lợi các ưa điểm sau:
a. Dễ quản lý lượng từ vựng (theo các con chữ: a, b, c, d, e, …).
b. Dễ nhớ (do lưu trữ một cách khoa học ).
c. Dễ lấy ra sử dụng khi cần (theo dạng từ điển bỏ túi).
d. Dùng từ đúng ngữ cảnh chuyên ngành và chính xác.
Theo phương pháp này, con chữ “a ”, “b ”,“c”, có những từ mang nét nghĩa TC-KT-NH đặc trưng

A:

1.absorb(v), absorption(n) : sáp nhập
Ex. The company was absorbed by IBM in 1995
Ex. The mergers they planned included the absorption of two small banks
2.accelerate(v), acceleration(n) : tăng tốc
Ex. Ví dụ naỳ do bạn tìm kiếm
Ex. Ví dụ này do bạn tim kiếm
Lưu ý: các ví dụ có các thuật ngữ TC-KT-NH có thể dể dàng tìm thấy ở 2 từ điển tiếng Anh Thương mại( NXB Longman và Oxford ) đươc ghi ở phần tham khảo dưới đây.
3.accept(v), acceptance(n) : chấp nhận
4.account(n), : tài khoản, accountant(n) : kế toán viên, accountancy(n) : kế toán , accountable(adj): có trách nhiệm
5.accrue(v), accrual(n) : tăng dần
6.accumulate(v), accumulation(n) : tích lũy
7.acquire(v), acquirer(n), acquisition(n) : mua lại
8.advance(v): tăng giá, advancer(n) : cổ phiếu tăng gía
9.advise(v), advice(n) : thông báo
10.affiliate (v), affiliation(n) : sáp nhập, affiliate(n) : công ty
11.after-tax(adj) : sau khi nộp thuế
12 allow(v), allowance(n): miễn thuế
13.amortize,-ise(v), amortization(n), amortizable(adj) : khấu hao/trả (nợ )dần/ có thể khấu hao
14.appreciate(v), appreciation(n) : tăng giá
15.appropriate(v), appropriation(n) : phân bố
16.arrears(n) : tiền còn nợ
17.asset(n): tài sản.
18.audit(v)+(n), auditor(n) : kiểm toán
19.avoid(v), avoidance(n) : tránh (thuế)

B:

1.back(v) : ủng hộ
2.backdate(v): đề lùi ngày về trước
3.backlog(n) : tồn đọng
4.backwardation(n) : sự chênh lệch giá
5.bail(n)+(v) : tiền bảo lãnh
6.bailout(n): sự cứu trợ
7.balance(n)+(v) : số dư/số còn lại
8.balloon(n): đợt chung cục
9.bank(n): ngân hàng
10.bear(n), bearish(adj): ( người ) đầu cơ giá xuống , xu hướng giá giảm
11.bellweather(n): chứng khoán đầu đàn
12.beneficiary(n): người thụ hưởng
13.benchmark(n)+(v), benchmarking(n) : sử dụng (cái gì ) làm điểm chuẩn, điểm chuẩn
14.bid(n)+(v) ,bidding, bidder: giá hỏi mua, mua, người mua
15.bill(n): hóa đơn /giấy bạc, billing : lập hóa đơn
16.bond(n):trái phiếu
17.book(s): sổ sách kế toán(n)
18.bookkeeping(n): công việc kế toán , bookkeeper: người kế toán
19.boom(n): cơn bột phát , cơn sốt
20.bourse: sở giao dịch chứng khoán
21.broker: người môi giới
22.budget: ngân sách 23.bull: người đầu cơ giá lên
24.buyback: mua lại
25.buyin: mua lại/ mua thôn tính
26.buyout: mua thôn tính

C:

1.call(n): phần vốn gọi gốp ,gọi vốn
2.capital(n): vốn
3.cash(n): tiền mặt
4.charge(n): chi phí
5.clawback(n): thu hồi, thu hoàn
6.clean(adj): sạch, không mắc nợ
7.clearing(n): thanh toán bù trừ
8.commisson(n): tiền hoa hồng
9.commodity(n): hàng hóa
10.cost(n): gía ,chi phí
11.credit(n): tín dụng
12.currency(n): tiền tệ
13.custody(n): sự ủy thác
D, I, F, G, H… Z là những từ KT-TC-NH bắt đầu bằng những con chữ này thuộc về sưu tập của bạn (corpus).
- Lưu ý:
1.Các thuật ngữ KT-TC-NH sắp xếp theo thứ tự 26 chữ cái là các từ đơn (đơn âm và đa âm). Từ đơn âm như “ bank”, “bid”…, từ đa âm như “acquisition”, “amortization”…
2.Việc liệt kê theo bảng chữ cái là một cách nhớ đồng thời là một cách học. Tuy nhiên nếu các thuật ngữ trên được đưa vào ngữ cảnh, chẳng hạn trong câu thì nghĩa của chúng sẽ chính xác và được dùng đúng ngữ cảnh .Ví dụ “advance ” khi đứng độc lập thường cho rất nhiều nghĩa, khiến cho người đọc/ người dịch hiểu nghĩa mơ hồ (do một từ có nhiều nghĩa).Từ này có thể cho các nghĩa:1.tiến lên phía trước 2.tiến bộ 3.cho ai tạm ứng (một số tiền) 4.(giá cổ phiếu, tiền tệ, hàng hóa ..) tăng gía . Nhưng nếu được đặt vào câu và trong một chủ đề “tài chính”, nó sẽ cho một nghĩa tài chính là tăng giá .
Ví dụ:
a.Gold prices advanced slightly in early trading
(Gía vàng đã tăng nhẹ trong phiên giao dịch sớm .)
b.Crude oil advanced $ 2.88 a barrel.
(Gía dầu đã tăng 2 đô 88 xu một thùng)
Vì vậy, ở phần này việc đưa từ vào câu là thật sự cần thiết. Lưu ý một số ví dụ ở các con chữ a…
3.Viêc học từ vựng TC-KT-NH qua các con chữ nên kết hợp với từ phái sinh như ở các ví dụ nêu trên vì đây là một trong những cách mở rộng vốn từ.

Học thuật ngữ TC-KT-NH qua tính kết hợp (collocation)

Tính kết hợp : Đặc trưng phổ biến nhất trong hệ thuật ngữ KT-TC-NH

Theo từ điển tiếng Anh thương mại (NXB Longman) [7 ,vi ], từ ghép chiếm môt bộ phận lớn của tiếng Anh thương mại. Các từ ghép naỳ thường được kết hợp bởi một danh từ mà chỉ một sự vật / chủ thể chung (tiêu biểu là từ nằm cuối của nhóm ) và một từ/ nhóm từ khác (có thể là danh từ, cum từ, tính từ, tính từ ghép) mà nhận diện một loại chủ thể về sự vật đó / một phần của chủ thể đó .Ví dụ, có nhiều loại cổ phiếu khác nhau . Cổ phiếu (shares/stocks) là một từ chỉ sự vật/ hoặc chủ thể chung . Trong tiếng Anh TC có nhiều loại cổ phiếu mà từ/ các từ khác nhau chỉ về nhiều loại cổ phiếu đó . Ví dụ từ shares sẽ có các từ trong tiếng Anh sau nhận diện về các loại cổ phiếu khác nhau ( các từ này sẽ sắp xế p theo các con chữ a, b, c…)
4.1.1 Từ SHARES và các từ kết hợp của nó
1 advancing shares: các cổ phiếu tăng giá
2 blue-chip share : cổ phiếu thượng hạng
3 capital share :………… vốn
4 declining shares :……….. giảm giá
5 equity share : ………..thường
6 fully-paid share : ………..đã nộp đủ
7 golden share : ………..vàng
8 heavy share :………..hạng nặng
9 income share : ……….thu nhâp
10 listed share : ……….được niêm yết
11 management share : ...của người quản lý
12 new share : ………..mới
13 over-the-counter share :...ngoài quầy
14 partly-paid share :……….đã trả một phần
15 quoted share :………được yết giá
16 red-chip share :………Hồng công
17 underlying share :………cơ sở
18 voting share :……….có quyền biểu quyết
19 when-issued share :………khi được phát hành
4.1.2 Một số từ tiêu biểu bắt đầu các con chữ A,B.C….và sư kết hợp của chúng
ACCOUNT(S) : TÀI KHOẢN / BÁO CÁO KẾT TOÁN / KẾT TOÁN
1 abbreviated accounts : báo cáo kế toán vắn tắt
2 adjustment account : kết toán điều chỉnh
3 annual accounts : báo cáo kết toán năm
4 appropriation account : t/k phân bổ
5 approved accounts : quyết toán được phê chuẩn
6 audited accounts : quyết toán được kiểm toán
7 balance of payments capital account : t/k cán cân thanh toán vốn
8 balance of payment current account : t/k cán cân thanh toán vãng lai
9 bank account : t/k tại ngân hàng
10 blocked account : t/k bị phong tỏa
11 call / call deposit account : t/k tiền gởi không kì hạn
12 cash account : t/k tiền mặt
13 cash management account : t/k quản lí tiền mặt
14 charge account : t/k mua bán chịu
15 cheque / checking / current account : t/k séc
16 client account : t/k khách hàng
17 club account : t/k câu lạc bộ
18 club accounts : kết toán phi thương nghiệp
19 company accounts : kết toán công ty
20 consignment account : kế toán hàng gởi bán
21 consolidated accounts : báo cáo kết toán tổng hợp
22 credit account : t/k mua bán chịu
23 current account : t/k vãng lai
24 custodial account : t/k ủy thác
25 debit account : t/k nợ
26 demand account : t/k tiền gởi không kì hạn
27 deposit account : t/k tiền gởi có kì hạn
28 depreciation account : t/k khấu hao
29 discretionary account : t/k tùy nghi
30 dormant account : t/k chết
31 drawing account : t/k rút tiền
32 email account : t/k email
33 entertaintment account : t/k tiếp khách
34 escrow account : t/k lưu giữ
35 Exchange equalization account : t/k bình ổn hối đoái
36 expense account : bản tính công vụ phí
37 external account : t/k cán cân thanh toán vãng lai
38 final accounts : báo cáo kết toán
39 foreign currency account : t/k ngoại tệ nước ngoài
40 group accounts : báo cáo kế toán gộp
41 inactive account : t/k không năng động
42 income and expenditure account : t/k thu và chi
43 individual retirement account :t/k hưu trí
44 instant access account : t/k được rút tiền ngay
45 interim accounts : báo cáo kế toán tạm thời
46 joint account :t/k chung
47 loro account : t/k loro, t/k của bên thứ ba
48 margin account : t/k biên
49 merchant account : t/k kinh doanh
50 nominal account : t/k danh nghĩa
51 nostro account : t/k nostro / t/k của chúng tôi
52 notice account : t/k thông báo trước
53 NOW account : t/k NOW
54 numbered account : t/k bằng số
55 postal account : t/k qua bưu điện
56 profit and loss account : quyết toán lời lỗ
57 public account : t/k công
58 purchases account : t/k mua
59 real accounts : t/k về vật thể
60 sales account : sổ doanh thu / bán hàng
61 sales returns account : t/k hàng gởi trả lại
62 savings account : t/k tiết kiệm
63 sundries account : t/k linh tinh
64 suspense account : t/k treo / tạm thời
65 vostro account : t/k vostro, t/k của bạn
66 account balance: số dư t/k
67 account books: sổ sách kế toán
68 account executive: người điều hành kế toán
69 account manager: ngươi điều hành kế toán
69 account payee(only): chỉ trả vào t/k người hưởng
70 accounts payable: số tiền phải trả
71 accounts receivable: số tiền phải thu đươc
72 account terms: kỳ hạn thanh toán
ASSET(S) : TÀI SẢN
1 capital /chargeable / fixed asset : tài sản cố định/dài hạn
2 current / circulating /floating asset : tài sản lưu động /ngắn hạn /hiện hành
3 fixed asset : tài sản cố định
4 frozen asset : taì sản đóng băng
5 hard asset : tài sản hữu hình
6 intangible assset : tài sản vô hình
7 liquid asset : tài sản dể thanh tiêu, lỏng
8 net assets ; tài sản ròng
9 net current assets : tài sản vảng lai ròng
10 operating assets : tai sản hoạt động
11 tangible asset : tài sản hữu hình
12 underlying assets : tài sản liên quan đến chứng khoán
13 wasting asset : tài sản cạn kiệt/ hao mòn dần
14 asset-backed security: chứng khoán bảo hiểm bằng tài sản
15 asset backing: hổ trợ bằng tài sản
16 asset cover: mức bảo chứng nợ của tài sản
17 asset deflation: giảm phát tài sản
18 asset inflation: lạm phát tài sản
19 asset management: quản lý tài sản
20 asset mix: sự phối hợp đầu tư
21 asset shuffling/ chopping: cải tổ tài sản
22 asset-stripping: việc mua công ty, asset-stripper: người mua tài sản
23 asset turnover: doanh thu tài sản
24 asset value: giá trị tài sản
25 assets value per share: giá trị tài sản cho mổi cổ phiếu
BALANCE : SỐ DƯ, CÁN CÂN
1 account balance : sô dư t/k
2 adverse balance : cán cân thiếu hụt
3 bank balance : số dư tại ngân hàng
4 cash balance : số dư tiền mặt
5 credit balance : số dư có
6 debit balance : số dư nợ
7 negative balance = adverse balance
8 opening balance : số dư đầu kì
9 trial balance : cân đối kiểm tra
10 balance brought down/ brought forward : số dư mang xuống( để cân đối)
11 balance carried down/ carried forward : số dư mang sang
12 balance of payments : cán cân thanh toán
13 balance of payments capital account : xin xem từ account số 7
14 balance of payments current account : xin xem từ account số 8
15 balance of payments deficit : thâm hụt cán cân thanh toán
16 balance of payments surplus : thặng dư cán cân thanh toán
17 balance of trade : cán cân thương mại
18 balance sheet : bảng cân đối tài sản
CAPITAL : VỐN
1 authorized capital : vốn đăng ký
2 called-up ………. : vốn được gọi
3 circulating…….. : vốn lưu động
4 core …………….: vốn tự có cơ bản
5 debt……………..: vốn vay
6 equity ……………: cổ phần thường
7 fixed………………: vốn cố định
8 flight ……………..: vốn tháo chạy
9 issued ……………. : vốn phát hành
10 loan ……………...: vốn vay
11 nominal …………..: vốn danh nghĩa
12 operating …………: vốn hoạt động
13 ordinary …………..: vốn cổ phần thường = equity capital
14 paid-in ……………: vốn đã góp
15 preference ………...: vốn ưu đãi
16 risk ………………..: vốn rủi ro
17 share ………………: vốn cổ phần
18 split………………...: vốn tách đôi
19 tier 1………………..: vốn cấp 1
20 tier 2………………..: vốn cấp 2
21 uncalled……………: vốn chưa gọi
22 unissued……………: vốn chưa phát hành
23 venture……………...: vốn rủi ro
24 working …………….: vốn hoạt động
Các từ account, asset, balance, capital…. trong cấu trúc tính từ ghép/ danh từ ghép nêu trên vốn là những danh từ nằm cuối nhóm nhưng đồng thời cũng đóng vai một tính từ/ danh từ đứng trước danh từ khác. Một lần nữa từ share sẽ được làm ví dụ minh họa.
1. share allocation/ allotment: phân bố cổ phiếu
2. share capital: vốn cổ phiếu
3. share buyback: mua lại cổ phiếu
Đây cũng là một đặc trưng của hệ thuật ngữ TC-KT-NH cần được lưu ý vì nó góp phần mở rộng vốn từ. Chính vì vậy ở mục 4.1.2 các từ account số 66, asset số 14, balance số 10…. trở đi, ta lại thấy chúng đứng đầu nhóm có chức năng như một tính từ/ danh từ để mô tả từ nằm cuối nhóm như: account balance, account books, asset backing, asset mix… Hơn nữa, chúng cũng đứng đầu ở một số cấu trúc/ cụm từ nhưng lại có những bổ ngữ nằm ở phía sau như balance brought down, balance of payments. Điều này cho ta thấy có nhiều đặc trưng trong hệ thuật ngữ KT-TC-NH. Sau đây là một số từ tiêu biểu thường xuất hiện trong cấu trúc tính từ ghép/ danh từ ghép của thuật ngữ TC-KT-NH:
A: account, accounting, agent, agreement, allowance, analysis, application,asset.
B: balance, bank, banking, benefit, bid, bill, bond, bonus, book, broker, budget, business.
C: call, capital, card, cash, center, certificate, charge, check, company, contract, control, cost, credit, currency.
D :………….
E :…………..
F :……………

Kết luận

Chúng tôi xin mượn một ngạn ngữ để kết thúc bài báo ở đây: “Mọi con đường đều dẫn về La mã’’. Tuy nhiên, điều quan trọng là con đường nào gần nhất, ít tốn kém thời gian nhất và hơn hết giờ đây chúng tôi và hy vọng sẽ là các bạn làm được một điều mà cách đây gần 30 năm một người bạn cũ đã ghi tặng tôi trên một mảnh giấy nhỏ mà giờ đây chỉ còn trong trí nhớ : “ Trong đời người, chỉ cần 4 điều sau: - trồng một cái cây. - biết một bài hát. - có một đứa con và… -viết một CUỐN SÁCH. Nếu bạn làm được những điều trên, bạn là một người hạnh phúc và đồng thời đã viết cho chính mình một cuốn sách: Từ điển KT-TC-NH Anh-Việt.

Tài liệu tham khảo

[1] . Alison Pohl (2009), Professional English Accounting, NXB Đồng Nai.
[2] . Bill Mascull (2002), Business Vocabulary in Use, NXB Trẻ.
[3] . Ian MacKenzie (2009), Financial English, NXB Đồng Nai.
[4] . Michael McCarthy & Felicity O’ Dell (2008), English Collocations in Use , NXB Đồng Nai.
[5] . Robinson . D (1997), Becoming a Translator, Routledge.
[6] . Simon Sweeney (2009), Professional English Financial, NXB Đồng Nai.
Từ điển:
[7] . Longman Business English Dictionary (2007), NXB Longman.
[8] . Oxford Business English Dictionary (2005), NXB Oxford.
[9] . Từ điển Kinh tế-Kinh doanh Anh-Việt (2000), Nguyễn đức Dỵ và môt số tác giả, NXB Khoa học và Kỷ thuât.

Monday, May 6, 2013

Tài liệu miễn phí cho GV tiếng Anh (1): In the loop (về thành ngữ tiếng Anh Mỹ)

Đây là mục đầu tiên của tôi trong loạt bài hy vọng sẽ dài về các nguồn tài liệu miễn phí cho giáo viên tiếng Anh tại VN. Tôi viết loạt bài này trong một nỗ lực góp phần nâng cao trình độ của giáo viên tiếng Anh, từ đó nâng cao trình độ tiếng Anh của toàn xã hội, đặc biệt năm 2015 là chúng ta sẽ phải cạnh tranh trên một thị trường lao động chung cho toàn khối ASEAN rồi. Nên nhớ, khối ASEAN mà VN là một thành viên (yếu) xem tiếng Anh là ngôn ngữ chung chính thức đấy các bạn nhé. Không có tiếng Anh thì xem như mình tự cô lập, giống Bắc Triều Tiên đấy!
-----------
Tài liệu đầu tiên tôi giới thiệu là tài liệu có tự là In the loop. In the loop là gì, tôi tin rằng bạn có thể tra ngay trong tài liệu này, hì hì! Vì nó là một thành ngữ.

Bạn có thể tải tài liệu ở đây: http://americanenglish.state.gov/resources/loop, có các định dạng khác nhau và có thể tải toàn bộ hoặc từng phần.

Tài liệu dài 128 trang do Chương trình Anh ngữ Bộ ngoại giao Hoa Kỳ biên soạn năm 2010. Xin đọc lời giới thiệu bằng tiếng Anh dưới đây từ trang web của Chương trình:

In The Loop is a reference guide to American English idioms. It will not only help students learn the meaning of American idioms, but also give them an understanding of the history, culture, values, and beliefs these idioms reflect. In addition to the idioms themselves, the book contains lists of idioms by theme, some ready-to-use classroom activities, and an index that identifies the original listing and any cross-references to the idiom.

In the Loop là một tài liệu tham khảo về thành ngữ tiếng Anh Mỹ (American English). Tài liệu này không chỉ giúp học viên học hỏi về các thành ngữ trong tiếng Anh Mỹ, mà còn giúp họ hiểu lịch sử, văn hóa, các giá trị và niềm tin được phản ánh trong các thành ngữ này. Ngoài các thành ngữ, tài liệu này còn cung cấp danh mục các thành ngữ theo từng chủ đề, giới thiệu một số hoạt động trong lớp học đã được soạn sẵn để hỗ trợ giáo viên, và một chỉ mục (index) nhằm xác định nguồn của các thành ngữ trong danh mục cũng như các quy chiếu chéo đến từng thành ngữ. (Phương Anh dịch).

Đọc phần giới thiệu trên thấy tài liệu khá hữu ích phải không các bạn? Vậy hãy download xuống và sử dụng các bạn nhé; nó sẽ giúp nâng cao khả năng đọc hiểu và nhất là nghe hiểu tiếng Anh hội thoại đấy các bạn ạ!

Enjoy!